Nếu thiếu selen, cơ thể của bạn chắc chắn sẽ “nổi loạn”: Tăng nguy cơ các bệnh ở cơ vân và cơ tim, tăng các biến chứng trong các bệnh tim mạch, giảm khả năng miễn dịch do vậy mà tăng nguy cơ hoặc làm tăng thêm quá trình nhiễm trùng, tăng nguy cơ gây vô sinh nam và giảm khả năng thụ thai ở nữ giới, gây rối loạn chuyển hóa hormon ảnh hưởng tới sự phát triển và hoàn thiện của cơ thể, làm cho tóc, móng mất độ bóng, dễ gãy…
Selen tôi có mặt nhiều trong các loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi (cá biển có nhiều selen hơn cả), động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch, men bia, mầm lúa…. Tuy nhiên cần lưu ý, selen tôi dễ bị phá hủy khi thực phẩm được tinh chế hoặc chế biến qua nhiều công đoạn. Vì thế, ăn nhiều loại thực phẩm thô chưa qua chế biến cũng là một cách tốt để có selen trong chế độ ăn uống của bạn.
Do vậy, các bạn nên ăn những thực phẩm giàu selen tôi để cung cấp nguồn selen cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển bình thường và giảm nguy cơ bị những bệnh do thiếu selen. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ cho các trường hợp: người hút thuốc lá, uống rượu, dùng thuốc ngừa thai, người bị bệnh viêm loét đại tràng, người mới phẫu thuật…
Khi dùng selen tôi bằng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi, rụng tóc, khó chịu, ngứa da, buồn nôn, nôn… Nếu thường xuyên dùng nhiều, vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ gây nên nhiễm độc mạn tính với các biểu hiện như rụng tóc, tổn thương ở da và rối loạn thần kinh trung ương. Do đó, nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không nên bổ sung selen tôi bằng đường thuốc mà nên sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên có nguồn selen cho an toàn.