Bổ sung quá ít hoặc quá nhiều iod có nguy hiểm không?

02-11-2022 16:13 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Iod là một nguyên tố cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, nhất là não bộ. Một chế độ ăn uống lành mạnh cần cung cấp đủ iod, nhưng quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

1. Vai trò của iod với sức khỏe

Iod có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người, giúp tuyến giáp tạo ra hormone thyroxine. Thyroxine tham gia kiểm soát hoạt động của một số tế bào, rất quan trọng đối với sự phát triển của xương và hệ thần kinh, cũng như tham gia chuyển hóa của protein, chất béo và carbohydrate trong cơ thể.

Iod rất quan trọng với bào thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh, 5 giác quan, sự tập trung và sự phối hợp.

2. Mỗi ngày cần cung cấp bao nhiêu iod?

Cơ thể cần bao nhiêu iod tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sinh lý hay bệnh lý,…

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu iod hàng ngày được khuyến nghị cho người Việt Nam theo nhóm tuổi như sau:

photo-1667374445313

Nhu cầu iod được khuyến nghị hàng ngày.

3. Quá ít hoặc quá nhiều iod có nguy hiểm không?

Quá ít iod có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, cảm thấy lạnh, khó tập trung và rụng tóc. Nếu cơ thể không có đủ iod, tuyến giáp có thể to lên tạo thành bướu cổ. Quá nhiều iod (thường là từ các chất bổ sung) có thể gây nguy hiểm cho những người bị rối loạn tuyến giáp.

4. Làm thế nào để biết có đủ iod?

Chúng ta  nhận được iod thông qua  thức ăn. Thực phẩm giàu iod  gồm hải sản như hàu, cá hồng và rong biển. Cá hồi đóng hộp, bánh mì, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng chứa iod. Iod cũng được thêm vào nhiều loại muối để thuận tiện cho sử dụng hàng ngày.

Iod cũng là một trong số các vi chất dinh dưỡng được khuyến nghị bổ sung vào thực phẩm như sữa, bánh mỳ,… Chúng ta nên có thói quen đọc nhãn thực phẩm để biết thực phẩm đó có chứa iod hay không? Và có bao nhiêu trong khẩu phần ăn? Đã cung cấp được bao nhiêu phần trăm nhu cầu khuyến nghị,… để có cách bổ sung phù hợp.

Bổ sung iod qua thức ăn giúp phòng chống các rối loạn do thiếu iod - Ảnh 4.

Các thực phẩm giàu iod nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

5. Iod và sức khỏe phụ nữ mang thai

Nếu bạn đang mang thai, hãy kiểm tra xem bạn có đang ăn đủ iod hay không. Lượng iod thấp có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang chuẩn bị mang thai nên bổ sung 150mcg iod mỗi ngày vì họ khó có thể nhận được tất cả lượng iod cần thiết mỗi ngày.

Thiếu iod cũng có thể dẫn đến nguy cơ thai nhi chậm tăng trưởng dẫn đến còi cọc và thiểu năng trí tuệ hoặc giảm chỉ số IQ ở trẻ.

Nhiều phụ nữ không có đủ iod cho thai kỳ, vì vậy điều quan trọng là phải bổ sung từ khi bạn đang lên kế hoạch mang thai, cho đến khi bạn sinh con xong và cho con bú xong.

Hãy đi khám và nói với bác sĩ của bạn về điều này. Phụ nữ có tình trạng tuyến giáp không nên tự ý bổ sung iod mà không có ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung iod qua thức ăn giúp phòng chống các rối loạn do thiếu iod - Ảnh 6.

Nên sử dụng muối iod trong nấu ăn để nhận đủ lượng iod cần thiết.

Tuy nhiên, các rối loạn do thiếu iod hoàn toàn có thể phòng tránh nếu cơ thể được bổ sung iod đều đặn hàng ngày. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung iod vào thức ăn có hiệu quả phòng chống các rối loạn do thiếu iod. Việc sử dụng muối iod thường xuyên và lâu dài là một biện pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả để phòng rối loạn do thiếu iod.

Sử dụng muối iod cũng là giải pháp an toàn, không gây bất kỳ hậu quả nào, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để chủ động phòng ngừa bệnh do thiếu iod nhằm bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và tăng cường trí thông minh của trẻ em, hãy đến các cơ sở y tế chuyên ngành để được các bác sĩ khám tư vấn và đưa ra các lời khuyên phù hợp cho từng độ tuổi.

Thiếu i-ốt dẫn đến đần độn và nhiều bệnh khácThiếu i-ốt dẫn đến đần độn và nhiều bệnh khác

SKĐS - Trong thời gian qua Bệnh viện Nội tiết Trung ương luôn tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân không may mắc các bệnh lý tuyến giáp, các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu hụt i-ốt.

Xem thêm video đang được quan tâm

8 thói quen đơn giản nên thực hiện để có trái tim khỏe mạnh.


TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng
Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Ý kiến của bạn