Hà Nội

Bổ sung kẽm và đồng, nên uống cách nhau 2 giờ

03-05-2023 09:01 | An toàn dùng thuốc
google news

SKĐS - Kẽm và đồng là hai khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong những trường hợp nhất định, cần phải bổ sung hai khoáng chất này, nên uống cách nhau 2 giờ để tránh tương tác bất lợi, giảm hiệu quả của thuốc…

Kẽm và đồng là hai khoáng chất vi lượng rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể, có nghĩa là cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng thiếu sẽ gây hại.

1. Tác dụng của kẽm và đồng với cơ thể

Kẽm hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chức năng trao đổi chất của cơ thể. Kẽm giúp sự phát triển của tế bào, đặc biệt quan trọng trong thời thơ ấu, thanh thiếu niên và mang thai. Kẽm cũng rất quan trọng để chữa lành vết thương…

Đồng là một khoáng chất mà bạn cần để giữ sức khỏe. Cơ thể sử dụng đồng để thực hiện nhiều chức năng quan trọng, bao gồm tạo năng lượng, mô liên kết và mạch máu. Đồng cũng giúp duy trì hệ thống thần kinh và miễn dịch. Cơ thể bạn cũng cần đồng để phát triển trí não.

2. Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm và đồng

photo-1682514495869

Thiếu đồng có thể gây khó khăn khi đi lại.

2.1. Các triệu chứng thiếu đồng bao gồm:

  • Mệt mỏi cực độ, suy nhược.
  • Da nhợt nhạt.
  • Tăng cholesterol.
  • Rối loạn mô liên kết, ảnh hưởng đến dây chằng và da.
  • Xương yếu và giòn.
  • Mất thăng bằng và phối hợp, đi lại khó khăn.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng…

2.2 Các dấu hiệu thiếu kẽm bao gồm:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Vết thương lâu lành.
  • Thiếu tỉnh táo.
  • Giảm khứu giác và vị giác.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Ăn không ngon...

3. Bổ sung kẽm và đồng như thế nào?

photo-1682514499567

Bổ sung kẽm và đồng cùng nhau làm giảm hấp thu đồng.

Nhiều loại thực phẩm có chứa đồng như:

  • Gan bò và động vật có vỏ như hàu
  • Các loại hạt như hạt điều, hạt vừng, hướng dương và sô cô la.
  • Lúa mì nguyên cám và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.
  • Khoai tây, nấm, bơ, đậu xanh và đậu phụ…

Nguồn thực phẩm cung cấp kẽm bao gồm:

  • Hàu.
  • Thịt gà.
  • Thịt đỏ.
  • Ngũ cốc ăn sáng tăng cường…

Đối với hầu hết mọi người, có thể nhận đủ kẽm và đồng thông qua chế độ ăn uống đa dạng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể yêu cầu bổ sung do các vấn đề về hấp thụ kém…

Tuy nhiên, khi bổ sung kẽm và đồng, tốt nhất là nên chia liều các sản phẩm này cách nhau hai giờ, để nhận được đầy đủ lợi ích từ mỗi loại thực phẩm bổ sung. Vì nếu dùng cùng nhau kẽm cản trở sự hấp thu đồng.

Uống kẽm liều cao trong thời gian dài (50mg trở lên mỗi ngày trong 10 tuần hoặc lâu hơn) có thể gây ra tình trạng thiếu đồng. Do đó, không nên dùng quá nhiều kẽm. Vì dư thừa kẽm có thể cản trở sự hấp thụ sắt và đồng từ thức ăn. Liều lượng kẽm cao cũng có thể gây buồn nôn và nôn.

Bên cạnh đó, bổ sung quá nhiều đồng một cách thường xuyên có thể gây tổn thương gan, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Vì vậy, điều quan trọng là không tự ý bổ sung kẽm và đồng, trừ khi biết rằng chế độ ăn uống có ít thực phẩm chứa hai khoáng chất này hoặc tình trạng thiếu kẽm và đồng được xác nhận. 

Bổ sung kẽm khi nào?Bổ sung kẽm khi nào?

SKĐS - Tôi nghe nói kẽm tốt cho cơ thể. Nếu thiếu kẽm sức đề kháng sẽ bị suy giảm, hay bị cảm cúm. Vậy làm thế nào để biết mình thiếu kẽm. Tôi có nên mua uống để phòng thiếu chất này không?

Mời độc giả xem thêm video:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng


DS. Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn