Hà Nội

Bổ sung kẽm đúng cách

13-05-2014 10:12 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Con tôi 6 tuổi, gần đây tôi thấy da cháu khô, móng tay dễ gãy và có những vết trắng, biếng ăn… Tôi đọc báo thấy đây có thể là biểu hiện cơ thể thiếu kẽm.

 Con tôi 6 tuổi, gần đây tôi thấy da cháu khô, móng tay dễ gãy và có những vết trắng, biếng ăn… Tôi đọc báo thấy đây có thể là biểu hiện cơ thể thiếu kẽm. Xin quý báo tư vấn giúp.

Lành Lệ Hằng (Lạng Sơn)

Kẽm là vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Khi thiếu kẽm, trẻ thường có những biểu hiện như: Móng dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng, da khô (da khô là dấu hiệu gián tiếp gia tăng tính nhiễm trùng).

Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều kẽm.     Ảnh: TL

Trẻ em chậm phát triển, thấp bé nhẹ cân; tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng; biếng ăn, hay bị viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi bản đồ. Dị thực thức ăn (thích ăn một thứ thức ăn lạ như đất sét, vôi tường, hay cắn móng tay...).

Để điều trị nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ, cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

- Loại bỏ nguyên nhân.

- Điều chỉnh chế độ ăn: Thực phẩm giàu kẽm có trong ngũ cốc, sò, củ cải, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt lợn nạc, thịt bò... nhưng việc hấp thu kẽm qua chế độ ăn đối với những trẻ như trường hợp con chị cũng khó như hấp thu sắt. Vì vậy cần bổ sung kẽm: Thời gian bổ sung kẽm là từ 2 - 3 tháng, căn cứ theo trọng lượng cơ thể. Cứ 1kg cân nặng thì bạn cho trẻ uống từ 0,5 - 1,5mg Zn nguyên tố (2,5 - 7,5 mg sulphat Zn hay 3,5 - 10,5 gluconat Zn). Uống sau ăn 30 phút là thích hợp nhất.

Kẽm rất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu cơ thể thừa kẽm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tổn thương tế bào gan, thiếu máu, giảm miễn dịch (người ta không dùng kẽm khi bị nhiễm trùng). Do vậy, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua kẽm cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ có những biểu hiện của sự thiếu kẽm, cha mẹ nên đưa con đến khám dinh dưỡng để có phương án điều trị phù hợp.    

Bác sĩ  Bạch Mai

 


Ý kiến của bạn