Bộ Nội vụ: Công chức, viên chức nghỉ, chuyển việc là xu hướng tích cực, 'vào - ra theo cơ chế thị trường'

03-11-2022 09:40 | Thời sự
google news

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc thời gian qua cũng là xu hướng tích cực…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ trình cải cách tổng thể tiền lươngBộ trưởng Bộ Nội vụ: Sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ trình cải cách tổng thể tiền lương

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, sau khi điều chỉnh tăng lương cơ sở, căn cứ tình hình KTXH và ngân sách nhà nước năm 2023 và giai đoạn đến năm 2025 sẽ phối hợp trình việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương.

Gần 2 năm tuyển dụng được 143.961 công chức, viên chức

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo một số nội dung gửi ĐBQH quan tâm liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực nội vụ tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, báo cáo của các bộ, ngành, địa phương từ năm 2020 đến 30/6/2022, số lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người (chiếm 1,94% tổng số biên chế được giao). Trong số đó, ở bộ, ngành là 7.102 người; địa phương có 32.450 người.

Số liệu thống kê nêu trên cho thấy, tỷ lệ CBCCVC ở địa phương nghỉ việc lớn hơn ở bộ, ngành và tỷ lệ nghỉ việc, thôi việc của viên chức chiếm tỷ lệ lớn (89,8%), tập trung ở lĩnh vực giáo dục và y tế. Với lĩnh vực giáo dục có 16.427 người; y tế có 12.198 người.

Bộ Nội vụ: Công chức, viên chức nghỉ, chuyển việc là xu hướng tích cực, 'vào - ra theo cơ chế thị trường' - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, số người nghỉ, thôi việc chủ yếu là viên chức (chiếm 89,8%), công chức (chỉ chiếm 10,2%), cơ bản tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh (tập trung nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế), các đô thị có hệ thống dịch vụ công khu vực ngoài nhà nước phát triển nên nhiều cơ hội về việc làm; đồng thời ở nhóm tuổi từ 40 tuổi trở xuống, có trình độ đào tạo từ đại học, cao đẳng trở lên.

Công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc thời gian qua cũng là xu hướng tích cực, vào - ra theo cơ chế thị trường.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 các bộ, ngành và 63 địa phương đã tuyển dụng được 143.961 công chức, viên chức (công chức là 18.857 người, viên chức là 125.104 người. Trong đó, viên chức giáo dục là 74.495 người và viên chức y tế là 38.147 người). Số liệu nêu trên cho thấy, khu vực công vẫn có tính hấp dẫn, cạnh tranh cao và khả năng thu hút nguồn nhân lực.

Theo Bộ Nội vụ, vấn đề trên cần nhìn nhận ở 2 góc độ:

Thứ nhất, việc dịch chuyển này là xu thế của sự phát triển, vận động của kinh tế -xã hội của một quốc gia, là sự "phân công lao động" theo quy luật thị trường;

Thứ hai, việc dịch chuyển này cũng đặt ra yêu cầu cần phải nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý CBCCVC để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc cho tổ chức.

Dịch COVID-19 khiến nhân viên y tế, giáo viên chịu nhiều áp lực

Nói về nguyên nhân, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhận định, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó có thị trường lao động. Khi thị trường lao động phát triển đòi hỏi phải có sự liên thông giữa thành thị và nông thôn, khu vực công và khu vực tư, trong và ngoài nước.

Mặt khác, cơ chế tự chủ và xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ công cũng tạo điều kiện để viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều cơ hội để thay đổi việc làm, việc lao động "ra, vào" giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập sẽ trở lên thường xuyên, tạo sự cạnh tranh lành mạnh theo quan hệ cung - cầu lao động giữa khu vực công và khu vực tư.

Bộ Nội vụ: Công chức, viên chức nghỉ, chuyển việc là xu hướng tích cực, 'vào - ra theo cơ chế thị trường' - Ảnh 4.

Dịch COVID-19 khiến lực lượng nhân viên y tế, giáo dục chịu nhiều áp lực. Ảnh minh họa: TTXVN.

Bộ Nội vụ thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân chủ quan: Tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức còn thấp; Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ chuyên gia giỏi của từng lĩnh vực; Nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị phải giảm biên chế nhưng khối lượng công việc ngày càng tăng do yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, dẫn đến việc bị quá tải, áp lực lớn (như lĩnh vực giáo dục và y tế).

Đặc biệt, trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, áp lực làm việc của đội ngũ nhân viên y tế nặng nề, nguy hiểm; đội ngũ nhà giáo phải thay đổi phương thức dạy - học trong khi trang thiết bị và cơ sở vật chất thiếu thốn nên tạo áp lực…

Về giải pháp, Bộ Nội vụ cho rằng, cần làm tốt công tác tư tưởng; quan tâm hỗ trợ kịp thời vật chất đối với CBCCVC có hoàn cảnh khó khăn, nhất là đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Về giải pháp lâu dài phải cải cách chính sách tiền lương để nâng cao thu nhập CBCCVC; Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy, biên chế tinh gọn gắn cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; Tập trung đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả; Rà soát hệ thống thể chế, chính sách để điều chỉnh, bổ sung, đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ, công chức, viên chức; Xây dựng môi trường làm việc năng động, công bằng, dân chủ, thân thiện, đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại…

Từ 15h50' chiều 4/11, Chủ tịch Quốc hội sẽ chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực nội vụ liên quan đến các vấn đề:

- Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Việc ban hành các văn bản thực hiện quy định của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, xử lý vi phạm.

- Nguyên nhân, giải pháp trước tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là lĩnh vực, vị trí địa bàn đông dân cư, chịu nhiều áp lực công việc (như viên chức y tế…). Việc bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy - học.

- Giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố (về số lượng người làm việc, về chế độ, chính sách…), nhất là công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp.

Trách nhiệm trả lời chất vấn ĐBQH thuộc về Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng nhằm khắc phục cán bộ, công chức nghỉ việcĐề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng nhằm khắc phục cán bộ, công chức nghỉ việc

SKĐS - Để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức xin thôi việc, nghỉ việc vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã trình Hội nghị Trung ương 6 Khóa XIII về điều chỉnh lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng (tăng 20,8%).

Xem thêm video đang được quan tâm:

7 thực phẩm giúp giảm đau xương khớp hiệu quả.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn