Bộ GTVT kiến nghị tịch thu xe quá tải trọng 20%

09-06-2022 17:39 | Thời sự

SKĐS - Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề xử lý xe tải vượt tải, gây xuống cấp nghiêm trọng các tuyến đường giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, sẽ tiến tới tịch thu xe quá tải trọng 20%.

Vấn nạn xe quá khổ, quá tải ở Thủ đô bao giờ mới chấm dứt?Vấn nạn xe quá khổ, quá tải ở Thủ đô bao giờ mới chấm dứt?

SKĐS - Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến các phương tiện chở quá tải trọng gây nhức nhối dư luận. Thế nhưng, tại Thủ đô Hà Nội, tình trạng này vẫn tái diễn khiến người tham gia giao thông bất an.

Kiểm soát tải trọng từ đầu nguồn vật tư, hàng hoá

Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng GTVT, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) nêu: Thời gian trước đây đã có lúc việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý xe quá khổ, quá tải chúng ta làm rất quyết liệt, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tăng tuổi thọ của các công trình giao thông đường bộ. Tuy nhiên, thời gian gần đây vấn đề này không được nhắc tới nhiều. Đại biểu Bình đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT lý giải việc xe quá khổ, quá tải đã được kiểm soát chặt chẽ hay do vấn đề nào khác?.

Bộ GTVT kiến nghị tịch thu xe quá tải trọng 20% - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình).

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, với trách nhiệm là người đứng đầu ngành giao thông, thời gian qua ông đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ nghiên cứu Nghị định 100/2019 để tạo đột phá về khung thể chế, chính sách cho an toàn giao thông, trong đó có vấn đề xe quá tải.

"Trong thời gian vừa qua có một số thông tin liên quan đến báo chí, chúng tôi đã phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng vào cuộc, chỉ đạo Tổng cục đường bộ, các Sở GTVT tăng cường kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, thực tế những xe quá khổ, quá tải hoặc xe hết niên hạn sử dụng thường hoạt động trong phạm vi hẹp ở các địa phương, ở cự ly ngắn để tránh công an, tránh sự kiểm tra, kiểm soát của thanh tra giao thông, họ ít đi đường dài vì dễ bị phát hiện.

Bộ GTVT kiến nghị tịch thu xe quá tải trọng 20% - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn ngày 9/6.

Do đó, chúng tôi nghĩ rằng chính quyền địa cần phương chỉ đạo công an tỉnh và lực lượng thanh tra giao thông của tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mỏ, các công trường, những nơi tập kết vật tư, hàng hóa và có vấn đề vận chuyển hàng hóa để kiểm tra, kiểm soát tải trọng tốt hơn", Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói.

Không hình sự nhưng đảm bảo tính răn đe

Đại biểu Lê Tất Hiếu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc) cũng đặt vấn đề, một số công trình giao thông bị xuống cấp rất nghiêm trọng, thiệt hại nhiều tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do xe quá tải gây ra. Tuy nhiên, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông với lỗi quá tải hiện nay các cơ quan chức năng chủ yếu chỉ có thể xử phạt hành chính theo Nghị định 100 ngày 30/12/2019 mà không thể xử lý bằng biện pháp hình sự do không có cơ sở để xác định giá trị thiệt hại. Vì vậy, đánh giá này không cao.

Tại Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn giao thông, trong đó quy định: "Nếu gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự". Đại biểu đặt ra vấn đề xác định được mức độ thiệt hại đối với phương tiện để xem xét xử lý trách nhiệm theo pháp luật.

Bộ GTVT kiến nghị tịch thu xe quá tải trọng 20% - Ảnh 4.

Đại biểu Lê Tất Hiếu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc).

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, ông đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ nghiên cứu rất nhiều liên quan đến Nghị định 100, đặc biệt là vấn đề xử lý xe quá tải.

"Hiện nay chúng tôi đang kiến nghị sắp tới chúng ta sẽ rất khắt khe với xe vận tải. Ví dụ trong Nghị định 100 và trong các quy định của chúng ta cho xe vận tải đến 50-60%, sắp tới chúng tôi đang kiến nghị là giảm xuống khoảng 10%. Nếu xe nào quá tải trên 20% là tịch thu xe luôn để răn đe, để cho là người ta đi theo hướng không hình sự nhưng đảm bảo tính răn đe để bảo vệ những công trình giao thông của chúng ta.

Chúng ta theo thông lệ quốc tế, nhưng thông lệ quốc tế người ta chấp hành rất nghiêm, không vượt tải như mình. Còn mình thì một chủ phương tiện sau khi đăng kiểm thì về nhà lắp ghép các thùng này kia vào rồi vi phạm, mà chúng ta xác định được là rất khó. Do đó, chúng tôi đi theo hướng xử phạt thật nặng, thật nghiêm, đặc biệt là vượt tải đến một mức độ nào đó là tịch thu luôn, như vậy người ta sẽ không dám vi phạm", người đứng đầu Bộ GTVT nhấn mạnh.

Trước đó Báo Sức khoẻ & Đời sống đã đăng tải loạt bài viết về tình trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ ở nhiều địa phương. Phóng viên cũng nhiều lần phối hợp với lực lượng Thanh tra Giao thông, Cảnh sát Giao thông các tỉnh thành kiểm tra, ngăn chặn xe quá tải trọng lưu thông trên đường nhưng chỉ sau một thời gian vấn nạn này lại tái diễn.

Điển hình như cầu Thăng Long (Hà Nội), khi Tổ công tác và Trạm cân tải trọng hoạt động thì những phương tiện trọng tải lớn chở vật liệu xây dựng hoạt động như "trẩy hội" trên cầu Nhật Tân và các khu vực lân cận. Tình trạng này kéo dài gây hư hỏng, xuống cấp mặt đường và bất an cho người tham gia giao thông.

Video: Bất chấp chỉ đạo của Bộ GTVT, trạm cân cầu Thăng Long vẫn "tê liệt", xe quá khổ, quá tải thoải mái hoạt động

 Bất chấp chỉ đạo của Bộ GTVT, trạm cân cầu Thăng Long vẫn "tê liệt", xe quá khổ, quá tải thoải mái hoạt động

Xử lý tận gốc xe quá tải hoạt động trên cầu Thăng Long bằng cách nào?Xử lý tận gốc xe quá tải hoạt động trên cầu Thăng Long bằng cách nào?

SKĐS - Nhiều phương án được đưa ra để ngăn chặn, xử lý tận gốc xe quá khổ, quá tải hoạt động trên cầu Thăng Long làm phá vỡ kết cấu hạ tầng, gây mất an toàn giao thông.


Cao Tuân
Ý kiến của bạn