Bộ GD&ĐT sẽ kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học

05-10-2022 14:54 | Thời sự
google news

SKĐS - Trong báo cáo mới nhất về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT khẳng định, thời gian tới sẽ kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học.

Nhân lực y tế trường học thiếu và yếu, nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịchNhân lực y tế trường học thiếu và yếu, nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch

SKĐS - Ở nhiều địa phương, nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 cho trẻ em mầm non và học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tăng nhanh độ bao phủ mũi 3 cho học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi, sinh viên và tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên ngành giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục bảo đảm an toàn trường học cho năm học 2022-2023; phối hợp với Bộ Y tế nắm bắt, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh mới phát sinh.

Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích. Tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.

Bộ GD&ĐT sẽ kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học - Ảnh 2.

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Ảnh minh họa

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình "Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025", Chương trình "Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025"; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh gắn kết với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đối với nhiệm vụ phối hợp với Bộ Y tế và các địa phương nghiên cứu, sớm triển khai chương trình tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 cho học sinh, trong báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tổ chức thành công chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người học; thường xuyên cập nhật số liệu phân bổ vaccine dùng để tiêm cho học sinh, trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi và học sinh từ 12 đến 18 tuổi ở các địa phương nhằm đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng cho học sinh. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của người học để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, Bộ GD&ĐT cũng đã triển khai hiệu quả các tài liệu, học liệu giáo dục nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh, sinh viên; bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động vận động nhằm nâng cao tầm vóc, sức khỏe thể chất của học sinh, sinh viên…

Tổ chức và tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động thể chất nhằm đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, bảo vệ bản thân, phòng, chống tai nạn đuối nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đồng thời tạo điệu kiện cho các vận động viên, học sinh, cán bộ, nhà giáo có cơ hội giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học; công tác phòng, chống tội phạm, AIDS, ma túy, mại dâm cho học sinh, sinh viên năm 2022.

Chuyên gia đưa ‘kế sách’ giải quyết vấn nạn bạo lực học đườngChuyên gia đưa ‘kế sách’ giải quyết vấn nạn bạo lực học đường

SKĐS - Theo GS. Peck Cho, bạo lực học đường ở Việt Nam nếu so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu thì mới đang ở giai đoạn bắt đầu và nhiều khả năng những năm tiếp theo sẽ còn tệ hơn.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn