Hà Nội

Bộ GD&ĐT nói gì trước việc học sinh muốn chuyển tổ hợp môn học lớp 10?

15-12-2022 08:43 | Thời sự
google news

SKĐS - Tại nhiều địa phương hiện nay có hiện tượng sau khi học xong một học kỳ thì học sinh lớp 10 muốn xin chuyển tổ hợp môn. Liên quan đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra lời khuyên.

Sinh viên chọn sai trường, sai ngành liệu có cơ hội để thay đổi?Sinh viên chọn sai trường, sai ngành liệu có cơ hội để thay đổi?

SKĐS - Sau khi hoàn thành năm học thứ nhất, nhiều sinh viên nhận ra mình chọn sai trường, sai ngành học. Việc chuyển trường, chuyển ngành sẽ là cơ hội giúp các em thay đổi. Các em có thể chuyển ngành học nhưng vẫn giữ nguyên trường hoặc chuyển sang trường đại học khác.

Lúng túng khi phụ huynh, học sinh THPT yêu cầu chuyển môn học

Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022-2023 diễn ra mới đây, nhiều địa phương đề cập đến vấn đề chuyển trường, chuyển tổ hợp sau một thời gian học cho học sinh lớp 10. Nhiều ý kiến của lãnh đạo các Sở GD&ĐT bày tỏ sự lúng túng khi phụ huynh, học sinh THPT yêu cầu chuyển môn học.

Năm 2018, Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, từ năm học 2019-2020 việc triển khai chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu với lớp 1, đến năm học 2022-2023 chương trình mới đang được triển khai ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10.

Theo các đại biểu, năm học 2022-2023 là năm đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT với lớp 10. Vì thời gian tìm hiểu ngắn nên nhiều phụ huynh đưa ra lý do sau một học kỳ thì thấy con không phù hợp với định hướng nghề nghiệp nên muốn chuyển tổ hợp.

Bộ GD&ĐT nói gì trước việc học sinh muốn chuyển tổ hợp môn học lớp 10? - Ảnh 2.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà phải đợi hết năm học.

Ông Đào Đức Tuấn - Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định bày tỏ băn khoăn việc chuyển đổi môn học và lựa chọn cụm chuyên đề của học sinh THPT cũng cần phải quan tâm. "Tình huống học sinh muốn chuyển trường thì sao, nếu sang trường khác không có môn học này, môn kia mà các em đã chọn thì xử lý thế nào. Dù trường tạo điều kiện hỗ trợ những trường hợp này nhưng vấn đề điểm, đánh giá như thế nào là vấn đề khá bất cập nên đề nghị Bộ GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể".

Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai Lê Duy Định cũng băn khoăn vấn đề chuyển tổ hợp môn ở học sinh THPT. "Bây giờ có hiện tượng sau khi học xong một học kỳ thì học sinh xin chuyển tổ hợp môn. Phụ huynh đưa ra lý do sau một học kỳ thì thấy con không phù hợp với định hướng nghề nghiệp nên muốn chuyển tổ hợp. Đồng thời, học sinh muốn chuyển trường sang vùng khác nhưng nơi chuyển cũng không dạy tổ hợp đang học thì như thế nào?".

"Đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có văn bản hướng dẫn xử lý việc chuyển môn, chuyển trường đối với học sinh học lớp 10 theo chương trình phổ thông mới. Hiện Bộ GD&ĐT cho phép các em thay đổi những điều này sẽ gây khó khăn cho các trường - ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đăk Lăk nêu ý kiến.

Không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ 1

Trả lời vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, trong Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH đã có hướng dẫn. Hiệu trưởng là người quyết định việc này.

"Chúng ta cho chuyển học sinh từ nước ngoài về, các em này không học chương trình của chúng ta nhưng vẫn được tiếp nhận học chương trình ở Việt Nam. Vấn đề các em có hồ sơ học những môn học nào và đủ năng lực học các môn tiếp theo hay không thì việc này cũng căn cứ trên cơ sở của Quyết định 51 ban hành năm 2002 và Thông tư 54 mới được ban hành giúp các trường thực hiện việc này thuận lợi".

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, chương trình này đã khoán một năm với số tiết tổng nên không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà phải đợi hết năm học. Nếu chuyển đổi môn thì học sinh phải đáp ứng được yêu cầu đủ năng lực để học các môn học mới ở lớp trên, còn các môn học cũ phải đủ điều kiện lên lớp.

Chia sẻ thêm về những kết quả tích cực trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, việc xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo quy định tại Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội. Chương trình đã cụ thể hóa việc đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa "dạy chữ", "dạy người" và định hướng nghề nghiệp.

Công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT đã bao quát đầy đủ các vấn đề: chuẩn bị sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tập huấn giáo viên, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của chương trình mới. Các địa phương đã tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.

Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có những chuyển biến tích cực; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đã được khẳng định, tạo niềm tin trong giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.

Những trường đại học nào đang có lộ trình tiến lên đại học?Những trường đại học nào đang có lộ trình tiến lên đại học?

SKĐS - Sau việc "Trường Đại học Bách khoa Hà Nội" trở thành "Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nhiều trường đại học lớn cũng đã có lộ trình tiến đến đại học.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn