Bộ GD&ĐT công bố thêm phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025

05-10-2023 15:19 | Thời sự

SKĐS - Bộ GD&ĐT cho biết, nhiều chuyên gia đề xuất thêm 1 phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Do đó, Bộ sẽ tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến về 3 phương án của kỳ thi.

Đa số chọn phương án 3 + 2

Bộ GD&ĐT vừa công bố kết quả lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Hai phương án thi tốt nghiệp THPT được lấy ý kiến gồm:

Phương án 4+2: Thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12;

Phương án 3+2: Thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Thêm phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chỉ với 2 môn bắt buộc - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát ý kiến phương án thi tốt nghiệp THPT 2025.

Theo Bộ GD&ĐT, về kết quả khảo sát, trên phạm vi cả nước với trên 130.000 cán bộ, giáo viên tham gia, 26,41% lựa chọn phương án 4+2; 73,59% lựa chọn phương án còn lại. Còn theo khảo sát tại Hội nghị công tác quản lí chất lượng với 205 đại biểu là lãnh đạo Sở GD&ĐT và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT: 31,2% đồng ý với phương án 4+2 và 68,8% đồng ý với phương án còn lại.

Thêm phương án kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Cũng theo Bộ GD&ĐT, trong quá trình khảo sát, nhiều chuyên gia, địa phương đề xuất thêm phương án 2+2 - tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 4 môn, gồm: 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Bộ GD&ĐT đánh giá, lựa chọn phương án 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi 13 buổi, giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.

Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Do đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2.

Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD&ĐT đang tích cực hoàn thiện phương án thi, làm kỹ lưỡng với phương châm: gọn nhẹ, không căng thẳng, áp lực, không gây tốn kém, có lộ trình, có đổi mới nhưng có kế thừa, tiếp thu.

Hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 6 môn thi, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Hạn chế, bất cập trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023Hạn chế, bất cập trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023

SKĐS - Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, việc điều động giảng viên, giáo viên thực hiện nhiệm vụ quốc gia trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi còn nhiều khó khăn.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn