Hà Nội

Bộ đôi SARS và MERS liệu có thể gây ra đại dịch mới trong tương lai?

06-04-2023 15:32 | Quốc tế
google news

SKĐS - COVID-19 đã đi vào lịch sử như đại dịch nguy hiểm nhất thế giới do virus họ corona gây ra trong vòng 100 năm qua khiến hơn 6,8 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Trong tương lai, sự kết hợp giữa SARS và MERS (nếu có) liệu có trở nên nguy hiểm hơn?

Toàn cảnh Đại dịch COVID-19 trên thế giới: 3 năm nhìn lạiToàn cảnh Đại dịch COVID-19 trên thế giới: 3 năm nhìn lại

SKĐS - Đại dịch COVID-19 trong 3 năm qua gây ra hơn 650 triệu ca mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của 6,66 triệu người trên toàn thế giới. Nhờ vaccine được bao phủ rộng khắp, căn bệnh này tới nay đã được kiểm soát rất nhiều, con người có những hiểu biết sâu hơn về đại dịch có một không hai này.

COVID-19 đã đi vào lịch sử như cuộc khủng hoảng bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất phạm vi toàn cầu kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918/1919.

Theo Đại học Johns Hopkins ở Baltimore (Maryland, Mỹ), đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 6,8 triệu người trên toàn thế giới tử vong kể từ cuối năm 2019 tới nay. Chỉ riêng ở Mỹ, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,1 triệu người.

Cho tới nay, nhờ có vaccine, COVID-19 không còn là mối đe dọa như trong năm 2020 và 2021 nữa. Mặc dù COVID-19 vẫn rất dễ lây lan, nhưng phần lớn các ca nhiễm năm 2023 không gây tử vong và không cần nhập viện.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm khả năng lây lan của COVID-19, bảo vệ bạn khỏi chuyển nặng và tử vong do bệnh.

Bộ đôi SARS và MERS liệu có thể gây ra đại dịch mới trong tương lai? - Ảnh 2.

Kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019 tới nay, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 6,8 triệu người trên thế giới. Riêng tại Mỹ, 1,1 triệu người đã tử vong do COVID-19.

Thế giới trong những thập kỷ qua đã chứng kiến những dịch bệnh do virus họ corona gây ra như dịch SARS, MERS-CoV-2 và mới nhất là COVID-19 do chủng mới của virus SARS-CoV-2.

Virus SARS-CoV-2 rất dễ lây lan, nhưng các chủng chiếm ưu thế hiện tại (đặc biệt nhờ có vaccine) không gây tử vong nhiều.

Những "anh em" hiếm hơn trong họ virus corona như mầm bệnh betacoronavirus, MERS-CoV có khả năng gây chết người cao hơn nhưng không lây lan nhanh.

Hãy tưởng tượng, nếu có sự pha trộn của cả hai - một loại virus đường hô hấp mang những đặc tính nguy hiểm dễ lây lan của cả SARS-CoV-2 và dễ chết người của MERS sẽ mang tới rủi ro thực sự, theo một nghiên cứu mới của Trung Quốc.

Nghiên cứu của đội ngũ các nhà khoa học do nhà virus học Qiao Wang (Viện Bệnh truyền nhiễm và An toàn sinh học Thượng Hải) dẫn đầu đã xác nhận một "cơ chế mà SARS và MERS có thể kết hợp" thông qua tái tổ hợp. 

Nếu một người nhiễm SARS và MERS cùng lúc thông qua các thụ thể lân cận và hai loại virus này kết hợp với nhau, liệu có khả năng xảy ra một đại dịch hoàn toàn mới có thể nguy hiểm hơn đại dịch COVID-19?

Nguy cơ tái tổ hợp từ hai họ virus này là động lực để đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu vaccine mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của việc lây nhiễm nhiều loại virus SARS, MERS hay bất kể loại nào lai giữa các họ virus corona khác nhau.

75 năm thành lập WHO và Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4: 7+5 mục tiêu sức khỏe toàn cầu75 năm thành lập WHO và Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4: 7+5 mục tiêu sức khỏe toàn cầu

SKĐS - Vào Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm 75 năm thành lập. 7+5 mục tiêu sức khỏe toàn cầu chính là sứ mệnh của WHO để xây dựng một thế giới khỏe mạnh hơn và tốt đẹp hơn trong hành trình cao cả và trong tương lai.

5 mục tiêu, thách thức của y tế toàn cầu trong thế kỷ 215 mục tiêu, thách thức của y tế toàn cầu trong thế kỷ 21

SKĐS - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các y bác sĩ đã đạt được nhiều thành tựu trong suốt chặng đường 75 năm qua, kể từ khi hình thành và tiếp tục những sứ mệnh cao cả trong tương lai.

Mời độc giả xem thêm video:

F0 Omicron Có Nguy Cơ Lây Bệnh Cho Người Khác Trong Vòng Trung Bình 6 Ngày


Bảo Linh
(theo MSN)
Ý kiến của bạn