Bộ Công Thương ưu tiên cung ứng tối đa ôxy cho mục đích y tế

28-12-2021 20:45 | Xã hội
google news

SKĐS - Bộ Công Thương mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành chia sẻ, ưu tiên cung ứng tối đa ôxy cho mục đích y tế để đảm bảo hướng tới mục tiêu cung ứng 500 tấn/ngày…

Cập nhật sức khoẻ ca nhiễm Omicron đầu tiên phát hiện ở Việt Nam Cập nhật sức khoẻ ca nhiễm Omicron đầu tiên phát hiện ở Việt Nam

SKĐS - Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam được phát hiện và đang điều trị tại Bệnh viện 108.

Hiện nay tại các cơ sở y tế phía Nam đặc biệt là các vùng Tây Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh hiện đang gặp khó khăn về nguồn cung ôxy so với giai đoạn trước đây. Theo các số liệu thống kê sơ bộ, bình quân mỗi ngày tổng nhu cầu ôxy cho y tế các tỉnh phía Nam khoảng trên 400 tấn (trong đó, nhu cầu tại TP. Hồ Chí Minh là khoảng trên 100 tấn, các tỉnh khác mỗi tỉnh khoảng 50 tấn).

Theo Bộ Công thương, trong điều kiện bình thường, ôxy chủ yếu được sử dụng cho mục đích công nghiệp, hiện tại, nhiều cơ sở, nhà máy, trạm nạp chủ yếu nằm sát và cung ứng trực tiếp bằng đường ống cho các nhà máy công nghiệp. Thời điểm trước tháng 11/2021, do tác động của dịch bệnh, khi sản xuất công nghiệp tạm thời chững lại, nhu cầu ôxy cho công nghiệp thấp, các cơ sở sản xuất, cung ứng có thể đảm bảo lượng oxy cấp cho y tế.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế đang vận hành trở lại trong lúc dịch bệnh có diễn biến lan rộng, phức tạp, nhu cầu ôxy cho điều trị tăng nhanh, đột biến cùng áp lực từ việc sản xuất, kinh doanh theo các đơn hàng, hợp đồng kinh tế đã ràng buộc và hạn chế việc cung ứng ôxy cho y tế. Đây cũng là khó khăn lớn cho các đơn vị sản xuất, cung ứng và sử dụng ôxy.

Bộ Công Thương ưu tiên cung ứng tối đa ôxy cho mục đích y tế - Ảnh 2.

Bộ Công Thương mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành chia sẻ, ưu tiên cung ứng tối đa ôxy cho mục đích y tế.

Ngay từ tháng 7/2021, Bộ Công Thương đã chủ động cử đại diện tham gia Tổ ôxy do Bộ Y tế chủ trì đồng thời rà soát, cung cấp đầy đủ số liệu về sản xuất, cung ứng oxy theo đề nghị của Bộ Y tế để cập nhật trong phần mềm và công tác điều phối của Bộ Y tế và Tổ ôxy.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng có các văn bản chỉ đạo điều hành đến EVN trong việc cung ứng điện phục vụ sản xuất, hỗ trợ xử lý khó khăn theo thẩm quyền và phối hợp, xử lý các kiến nghị từ Bộ Y tế.

Đặc biệt là các đơn vị sản xuất thép tại khu vực miền Nam, Tây Nam bộ giảm sản lượng tiêu thụ ôxy, chia sẻ với ngành y tế vì mục đích nhân đạo, có giải pháp phù hợp để có thể tăng sản lượng khí ôxy y tế phục vụ công tác cứu chữa người bệnh COVID-19...) đồng thời đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ, không để tình trạng găm hàng, nâng giá, ép giá đối với mặt hàng ôxy lỏng.

Bộ Công Thương ưu tiên cung ứng tối đa ôxy cho mục đích y tế - Ảnh 3.

Vấn đề này đặt ra hiện nay là việc cung cấp ôxy lỏng cho các cơ sở y tế cũng như phương án đảm bảo đầy đủ việc cung cấp ôxy dài hạn.

Cùng với sự quan tâm và chỉ đạo hết sức quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiếp tục và trực tiếp liên hệ với các công ty sản xuất, vận chuyển để điều phối việc cung cấp ôxy lỏng cho các cơ sở y tế đang gặp tình trạng thiếu hụt (Sovigaz, Messer, Thanhgas…). Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Công ty TNHH MTV Hơi kỹ nghệ Que hàn (Sovigaz), đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã cam kết dừng toàn bộ việc cung cấp ôxy lỏng của các lĩnh vực khác để cung cấp cho y tế cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh với sản lượng 115 tấn/ngày.

Hôm nay (28/12) có khoảng 50 tấn được từ miền Bắc vận chuyển "chi viện" tới TP Hồ Chí Minh để phân phối cho các bệnh viện. Bộ Công Thương cũng mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành chia sẻ, ưu tiên cung ứng tối đa oxy cho mục đích y tế để đảm bảo hướng tới mục tiêu cung ứng 500 tấn/ngày và sẽ điều tiết trong suốt quá trình và tin tưởng sự hỗ trợ từ Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ KHCN… công tác vận chuyển được thông suốt, nhanh nhất.

Bộ Công Thương ưu tiên cung ứng tối đa ôxy cho mục đích y tế - Ảnh 4.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để nắm bắt nhu cầu sử dụng, chủ động giải pháp đảm bảo nguồn cung ôxy cho các cơ sở y tế.

Theo Ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), việc vận chuyển giữa các vùng, miền chỉ là một trong các giải pháp tạm thời, đảm bảo chia sẻ, luân chuyển trong điều kiện thiếu ôxy cục bộ nhưng vẫn phải đảm bảo nhanh, an toàn, hỗ trợ điều trị cứu sống nhiều bệnh nhân, tuy nhiên vẫn cần tính đến, duy trì trong suốt quá trình chống dịch, kể cả việc vận chuyển theo chiều ngược lại.

Về lâu dài Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương để nắm bắt sát hơn nhu cầu sử dụng, thống nhất, chủ động giải pháp đảm bảo nguồn cung ôxy cho các cơ sở y tế; chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị sản xuất sớm đưa các dự án đang xây dựng vào hoạt động, xây dựng phương án đẩy mạnh sản xuất tối đa ôxy y tế theo công suất cho phép, xây dựng điều tiết phương án vận chuyển hợp lý trong và các địa phương lân cận….

Với các giải pháp chủ động, quyết liệt hy vọng trong thời gian tới các cơ sở y tế phía Nam sẽ phần nào giảm áp lực thiếu nguồn cung ôxy y tế và lượng bệnh nhân ngày càng giảm, phục hồi sản xuất nền kinh tế.

Xem video đang được quan tâm:

Việt Nam tăng cường kiểm soát dịch tễ, nhiều quốc gia nỗ lực tìm cách ứng phó với biến thể Omicron


Cao Tuân
Ý kiến của bạn