Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988

14-05-2014 09:07 | Thời sự
google news

SKĐS - Năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

SKĐS - Ngày 29/3/2014 là ngày kỷ niệm 39 năm giải phóng quần đảo Trường Sa. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. 

Tháng 5/1988, Bộ Quốc phòng cùng với Quân chủng Hải quân tổ chức một chuyến ra thăm Trường Sa trên 2 tàu 861, 961, nhân dịp 13 năm giải phóng Trường Sa và ít ngày sau chiến sự Gạc Ma 14/3/1988.

Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)

Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, khi ấy là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”.

39 năm sau khi giải phóng quần đảo Trường Sa, đời sống của những chiến sĩ nơi đây bớt thiếu thốn, khó khăn hơn. Ngược dòng thời gian 26 năm trước, những bức ảnh của nhà báo Nguyễn Viết Thái đã ghi lại đời sống của những người lính đảo ngày ấy, tháng 5/1988. Thethaovanhoa.vn xin gửi đến quý độc giả những hình ảnh ấy, để độc giả có thể hình dung được những gian khổ, hiểm nguy, khó khăn của những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ đảo xa nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc thân yêu. Bản quyền toàn bộ hình ảnh thuộc về nhà báo Nguyễn Viết Thái.

Ngày 4/5/1988, đoàn công tác khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.

Ngày 4/5/1988, đoàn công tác khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.

Sau hành trình hơn 250 hải lý, 8giờ ngày 6.5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đảo Đá Lát. 

Sau hành trình hơn 250 hải lý, 8giờ ngày 6.5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đảo Đá Lát.

 

Điểm đến tiếp theo là Trường Sa Lớn  (khi ấy còn gọi là đảo Trường Sa).

Điểm đến tiếp theo là Trường Sa Lớn  (khi ấy còn gọi là đảo Trường Sa).

 

Những người lính đào hầm công sự trên đảo.

Những người lính đào hầm công sự trên đảo.

 

Bữa cơm vội trên mâm pháo.

Bữa cơm vội trên mâm pháo.

 

Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh –hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.

Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh –hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.

Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng, bên phải) chụp lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.

Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng, bên phải) chụp lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.

 

Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh bắt cá.

Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh bắt cá.

 

Toàn cảnh đảo Thuyền Chài. 

Toàn cảnh đảo Thuyền Chài.

 

Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài.

Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài.

 

Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.

Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.

 

Lính đảo nghỉ ngơi tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài bằng nghe cát-xét, đánh đàn, đọc thư, báo,…

Lính đảo nghỉ ngơi tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài bằng nghe cát-xét, đánh đàn, đọc thư, báo,…

 

Mỗi lần thăm đảo lại có đội chiếu video đi theo chiếu phim phục vụ các chiến sĩ. 

Mỗi lần thăm đảo lại có đội chiếu video đi theo chiếu phim phục vụ các chiến sĩ. 

 

Lau chùi và bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt nơi biển đảo.

Lau chùi và bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt nơi biển đảo.

 

Anh em chiến sĩ khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như thế này. Ảnh chụp tại đảo Đá Đông, tháng 5/1988.

Anh em chiến sĩ khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như thế này. Ảnh chụp tại đảo Đá Đông, tháng 5/1988.

 

Một số đảo, điểm đảo được sự đầu tư để xây nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ I). Trong ảnh: Xây nhà đá chẻ ở đảo Tiên Nữ.

Một số đảo, điểm đảo được sự đầu tư để xây nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ I). Trong ảnh: Xây nhà đá chẻ ở đảo Tiên Nữ.

 

Các chiến sĩ tắm sau ngày vất vả. Thời ấy tắm nước ngọt là điều xa xỉ.

Các chiến sĩ tắm sau ngày vất vả. Thời ấy tắm nước ngọt là điều xa xỉ.

 

Bữa cơm chung đạm bạc.

Bữa cơm chung đạm bạc.

 

Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài “Mưa Trường Sa” và ca sĩ Thanh Thanh-đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa nghe bên mâm pháo.

Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài “Mưa Trường Sa” và ca sĩ Thanh Thanh-đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa nghe bên mâm pháo.

 

Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát vừa khâu áo cho các anh em chiến sĩ. 

Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát vừa khâu áo cho các anh em chiến sĩ. 

 

Những người đi Trường Sa ngày ấy. Trong ảnh, từ trái qua, hàng trước: Anh Phạm Đình Quát, cố nhạc sĩ Xuân An, ca sĩ Thanh Thanh. Hàng sau: ca sĩ Anh Đào (người thứ 2), nhà báo Nguyễn Viết Thái (người thứ 4, tác giả của những bức hình giá trị lịch sử này).

Những người đi Trường Sa ngày ấy. Trong ảnh, từ trái qua, hàng trước: Anh Phạm Đình Quát, cố nhạc sĩ Xuân An, ca sĩ Thanh Thanh. Hàng sau: ca sĩ Anh Đào (người thứ 2), nhà báo Nguyễn Viết Thái (người thứ 4, tác giả của những bức hình giá trị lịch sử này).

 

Thanh Hiếu


Ý kiến của bạn