Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il đã chính thức đến thăm Nga. Ông được Nga trải thảm đỏ đón chào. Ngày 24/8/2011, ông Kim Jong-il hội kiến với Tổng thống Nga Dmitri Medvedev.
Trong một động thái được cho để bảo đảm an toàn cho vị khách quan trọng, Kremlin đa áp đặt một chính sách hạn chế thông tin đối với các kế hoạch và lịch trình của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên 69 tuổi đến Nga bằng xe lửa riêng của ông qua đường ray xuyên Siberia. Cuộc gặp thượng đỉnh sẽ là điểm nhấn trong chuyến đi dự kiến kéo dài một tuần của ông Kim tới miền Viễn Đông và Siberia của Nga, chuyến thăm thứ hai kể từ năm 2002. |
Hàn Quốc là nước nhập khẩu nhiều khí đốt. Chỉ trong năm 2010, nước này đã nhập khẩu trên 32,6 triệu tấn. Năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Kogas của Hàn Quốc và Tập đoàn Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận cung cấp cho phía Hàn Quốc 10 triệu tấn gas mỗi năm kể từ năm 2015. Việc vận chuyển đường thủy rất tốn kém, vì thế Nga và Hàn Quốc đã đề nghị với CHDCND TriềuTiên hợp tác xây dựng ống dẫn trên để tiết kiệm chi phí. Dự án này rất có lợi đối với phía CHDCND Triều Tiên, nhất là trong giai đoạn khó khăn kinh tế hiện nay. Ước tính, nhờ vào đường dẫn này, mỗi năm, Bình Nhưỡng có thể thu về khoảng 500 triệu USD. Về phần Seoul,nếu ống dẫn khí trên thành hiện thực, khoảng 1/3 lượng khí đốt nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ được vận chuyển qua đó. Bởi thế, Seoul muốn có sự đảm bảo chắc chắn từ Bình Nhưỡng do ngại rằng nếu xảy ra căng thẳng, CHDCND Triều Tiên sẽ đóng van ống dẫn này.
![]() Ông Kim Jong-il đến Nga bằng xe lửa riêng. |
Dọc tuyến biên giới dài 1.300km với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc đã và đang tăng cường các dự án kinh tế với nước này trong nhiều lĩnh vực gắn với sự phát triển của ba tỉnh Hồ Bắc, Cát Lâm và Liêu Ninh (Trung Quốc).
Trong khi đó, ranh giới giữa Nga và CHDCND Triều Tiên chỉ vỏn vẹn có 17km. Bởi thế, Matxcơva không phát triển được nhiều trong quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng, vốn là đồng minh thân cận của nhau đến tận ngày Liên Xô sụp đổ. Nga ủng hộ việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và cũng không thừa nhận CHDCND Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. Bởi thế, vào năm 2009, Nga vẫn thực thi các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đối với nước này nhưng chỉ trên lý thuyết. Trên hồ sơ phi hạt nhân hóa phía Bắc, Nga cho rằng, giải pháp chỉ có thể được thông qua trong khuôn khổ một thỏa thuận khung về an ninh và một hiệp ước bất tương xâm đối với Hoa Kỳ.
Nga cũng luôn tránh chỉ trích CHDCND Triều Tiên. Trong vụ khủng hoảng hạt nhân năm 2002, Nga đã yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng xác thực về sự vi phạm cam kết của Bình Nhưỡng. Năm 2010, trước việc Bình Nhưỡng bị cáo buộc đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc, Nga vẫn im hơi lặng tiếng. Nga còn có nhiều động thái giúp đỡ đồng minh của mình, như việc Nga đã làm trung gian trong việc trả lại cho CHDCND Triều Tiên 25 triệu USD bị Ngân hàng Trung ương Mỹ đóng băng trên các tài khoản ở Macao. Nếu dự án ống dẫn khí nói trên suôn sẻ, Nga sẽ có lợi lớn không chỉ về kinh tế.
Một giáo sư Hàn Quốc tại Seoul nhận định, thông qua ống dẫn này, Nga có thể tìm lại được vai trò nhân tố hàng đầu trên mặt trận ngoại giao tại Đông Á.
HƯƠNG TRÀ (Theo Moscowtimes)