Hà Nội

‘Bình minh đỏ’ - Bản tình ca bi tráng rất đỗi cảm động

27-04-2022 06:50 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - ‘Bình minh đỏ’, phim điện ảnh về đề tài chiến tranh đến với khán giả cả nước trong dịp kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022).

Thú vị trò chơi đánh cù của người MôngThú vị trò chơi đánh cù của người Mông

SKĐS - Đánh cù là một trong những trò chơi dân gian rất phổ biến trong những ngày hội hay các dịp lễ tết của đồng bào Mông. Trò chơi này dành cho nam giới, từ các em nhỏ đến những người trung tuổi đều có thể tham gia.

Buổi chiếu ra mắt phim Bình minh đỏ (tác giả kịch bản Nguyễn Thị Minh Nguyệt, đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân và Trần Chí Thành) vừa diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và khán giả.

‘Bình minh đỏ’ - bản tình ca bi tráng rất đỗi cảm động - Ảnh 2.

Phim Bình minh đỏ sẽ được công chiếu trên cả nước vào dịp kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022).

Tác phẩm này do Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất dưới sự chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL, Cục Điện ảnh. Trước khi công chiếu vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam năm nay, Bình minh đỏ đã được nhận Giải thưởng Ban Giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam 2021 diễn ra ở Huế.

Có gì ở Bình minh đỏ?

NSND Nguyễn Thanh Vân chia sẻ, Bình minh đỏ là một trong số ít phim chiến tranh cách mạng được đầu tư sản xuất trong thời gian gần đây. Một năm về trước, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, những thước phim đầu tiên của Bình minh đỏ được khởi quay trong nắng gió của miền Trung. Sau hơn một tháng đoàn làm phim tận tâm, tận lực, cùng quá trình nỗ lực chuẩn bị và hoàn tất các công đoạn sản xuất, Bình minh đỏ đã được hoàn thành.

Trailer giới thiệu phim Bình minh đỏ.

‘Bình minh đỏ’ - bản tình ca bi tráng rất đỗi cảm động - Ảnh 4.

Bình minh đỏ lấy cảm hứng từ những chiến công và gương chiến đấu anh dũng của Trung đội nữ lái xe đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn.

Bình minh đỏ được làm dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử và lấy mốc thời gian sau Tết Mậu Thân 1968. Thời điểm này, chiến sự ngày càng khẩn trương, ác liệt. Nhu cầu cung cấp nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách. Bộ Tư lệnh Đoàn 559 giao nhiệm vụ cho Binh trạm 9, Binh trạm 12 tuyển gấp một số nữ thanh niên xung phong (TNXP) để đào tạo lái xe vận tải trung chuyển cho chiến trường.

Trung đội nữ lái xe mang tên nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Hạnh ra đời với tuyến hoạt động chủ yếu từ Bến Thủy (Nghệ An) đến Tây Trường Sơn.

‘Bình minh đỏ’ - bản tình ca bi tráng rất đỗi cảm động - Ảnh 5.

Một cảnh trong phim Bình minh đỏ.

Chuyện phim Bình minh đỏ xoay quanh 4 nhân vật Châu (Phạm Quỳnh Anh), Hân (Hoàng Bích Phượng), Sa (Phạm Bảo Hân), Thương (Hà Phương Anh). Những cô gái này đều ở độ tuổi mười tám đôi mươi, được giao nhiệm vụ lái xe vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm từ hậu phương ra tiền tuyến, đồng thời chở thương bệnh binh, tử sĩ từ các chiến trường về hậu phương. Châu, Hân, Sa, Thương đến chiến trường đều chung quyết tâm không sợ gian khổ, sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho thắng lợi cuối cùng.

Chứng kiến tình đồng chí cao cả, tinh thần quả cảm của đồng đội chấp nhận hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ trong những chuyến xe ngày đêm xuyên qua mưa bom bão đạn, các cô gái đã nhanh chóng trưởng thành, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để cùng sát cánh bên nhau trên những cung đường ác liệt. Trong quá trình làm nhiệm vụ, Hân, Thương, Sa và anh trai đã để lại nỗi đau lớn đối với Châu.

Nhưng với lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, Châu đã tiếp tục đến với nơi mưa bom bão đạn để thực hiện nhiệm vụ còn dang dở của đồng đội trên những cung đường Trường Sơn, góp phần vào công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước. Phim có những sự hy sinh và mất mát trong cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng không hề bi lụy.

‘Bình minh đỏ’ - bản tình ca bi tráng rất đỗi cảm động - Ảnh 6.

Bình minh đỏ cũng là một trong những tác phẩm điện ảnh Việt Nam tôn vinh những nữ chiến sĩ lái xe anh hùng.

Ngược lại, Bình minh đỏ tỏa sáng khát vọng của những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi, khát vọng yêu thương giữa cuộc chiến khốc liệt và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để non sông Việt Nam nối liền một dải. Bình minh đỏ cũng là một trong những tác phẩm điện ảnh Việt Nam tôn vinh những nữ chiến sĩ lái xe anh hùng và những người lính đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do dân tộc.

Thế hệ trẻ tự hào, người lính năm xưa bật khóc với Bình minh đỏ

Diễn viên Bảo Hân, người đóng vai Ánh Dương trong phim truyền hình nổi tiếng Về nhà đi con, tham gia phim Bình minh đỏ với nhân vật nữ TNXP tên Sa. Theo chia sẻ của diễn viên Bảo Hân, cô rất xúc động và tự hào khi được góp mặt trong tác phẩm điện ảnh tôn vinh, tri ân các thế hệ cha anh đã cống hiến tuổi thanh xuân, kể cả máu thịt để bảo vệ Tổ quốc.

‘Bình minh đỏ’ - bản tình ca bi tráng rất đỗi cảm động - Ảnh 7.

Diễn viên Bảo Hân vai Sa trong phim Bình minh đỏ.

"Là một người còn rất trẻ, em cảm thấy vô cùng vinh dự và biết ơn khi được là một phần nhỏ của bộ phim tái hiện lại thời đất nước còn kham khổ, cực nhọc vì chiến tranh và được tái hiện lại hình ảnh những người chiến sĩ đã thầm lặng hy sinh vì tình yêu đất nước và ước mơ được hòa bình mà không nghĩ tới bản thân mình, vì cái chung mà gạt bỏ đi cái tôi", diễn viên Bảo Hân cho biết.

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến chia sẻ, những thước phim về những cô gái lái xe Trường Sơn trong chiến tranh ác liệt từ Bình minh đỏ đã khiến ông rơi nước mắt. Dựa vào câu chuyện có thật trong chiến tranh của một trung đội nữ lái xe duy nhất của chiến trường nhưng Bình minh đỏ đã vượt ra khỏi cái khung của những nguyên mẫu.

Câu chuyện phim không có cốt phức tạp éo le, những tình huống khuôn mẫu của điện ảnh thông thường mà chỉ là những lát cắt về cuộc sống của 4 nhân vật nữ với gia đình và đồng đội của họ trong cuộc chiến ác liệt, nhưng tái hiện được nhiều điều về chiến tranh.

‘Bình minh đỏ’ - bản tình ca bi tráng rất đỗi cảm động - Ảnh 8.

"Phim là một bản tình ca đầy bi tráng rất đỗi cảm động" - nhà văn Phạm Ngọc Tiến đánh giá.

"Là một người lính, tôi tìm thấy mình trong nhiều cảnh phim chân thực. 4 nhân vật nữ khi kết thúc phim chỉ còn lại một người. 3 cái chết khác nhau nhưng đều chung một phẩm chất: sự dâng hiến. Trong đó có hai cái chết tự nguyện. Một tình nguyện lái xe phá bom để thông đường và một khi xe bị cháy đã lái xe làm mục tiêu để đánh lạc hướng cứu đoàn xe đang di chuyển.

Những cô gái tuổi 20 trong trẻo khao khát và cảm nhận về tình yêu nam nữ. Một bản tình ca đầy bi tráng rất đỗi cảm động. Cảm ơn đạo diễn Nguyễn Thanh Vân và đoàn phim, đặc biệt là những nữ diễn viên trẻ vào vai rất nhuyễn gây những hiệu ứng mạnh về cảm xúc", nhà văn Phạm Ngọc Tiến bày tỏ.

Bị chê kém ‘mi nhon’, người đẹp Nam Em hứa sẽ đấu tranh cho phụ nữ bị miệt thị ngoại hìnhBị chê kém ‘mi nhon’, người đẹp Nam Em hứa sẽ đấu tranh cho phụ nữ bị miệt thị ngoại hình

SKĐS - Nguyễn Thị Lệ Nam Em – ‘người đẹp truyền thông’ vòng chung khảo Miss World Vietnam 2022 vừa bị một số khán giả ‘chê’ ngoại hình kém thon gọn.


Hoa Quỳnh
Ý kiến của bạn