Hà Nội

Biểu hiện đột quỵ ở trẻ em có giống với người lớn?

17-11-2023 06:31 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng trên thực tế đột quỵ cũng xảy ra ở cả trẻ em. Tuy nhiên, đột quỵ ở trẻ em so với ở người lớn khác về nguyên nhân, yếu tố và nguy cơ, do vậy sẽ khác về hướng chẩn đoán và điều trị.

Trẻ đang chơi bỗng dưng đột quỵ, những dấu hiệu cần đưa đến viện ngayTrẻ đang chơi bỗng dưng đột quỵ, những dấu hiệu cần đưa đến viện ngay

SKĐS - Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nhưng thực tế đột quỵ cũng có thể xảy ra ở cả trẻ em. Chính vì vậy, đột quỵ ở trẻ em thường được phát hiện và điều trị muộn.

Đột quỵ có xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không?

Theo Tổ chức đột quỵ Mỹ, trong thời gian gần đây đột quỵ đang bị trẻ hóa, bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ trong độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi chiếm khoảng 15%, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua.

Ở Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ tuổi đang gia tăng đáng báo động (chiếm khoảng 25% trong số các ca đột quỵ).

Rất nhiều người lầm tưởng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Trẻ thường bị đột quỵ trong vòng 28 ngày đầu tiên sau khi sinh ra. Điều này được giải thích là do trong thời kỳ mang thai protein từ mẹ giúp giảm nguy cơ chảy máu, nhưng chính điều này khiến thai nhi bị đông máu và dẫn đến bệnh đột quỵ.

Nếu như nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ chủ yếu liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch, rung nhĩ, bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, thì ở trẻ em đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý về mạch máu, hay gặp nhất là bệnh lý bóc tách động mạch, viêm động mạch và dị dạng động mạch. Ngoài ra, trẻ nhỏ mắc các bệnh về máu sẽ dẫn đến tình trạng tăng đông máu hoặc giảm đông máu.

Các ghi nhận cho thấy tình trạng đột quỵ ở trẻ em có tỷ lệ cao là do nguyên nhân vỡ dị dạng mạch máu não. Hầu hết các trường hợp trẻ bị dị dạng mạch máu não từ khi được sinh ra, nghĩa là do bẩm sinh. Dị dạng mạch máu não có thể không gây ra triệu chứng gì, nên nhiều gia đình sẽ không phát hiện ra, cho đến khi mạch máu não vỡ, dẫn đến xuất huyết. Một số khác đột quỵ ở trẻ em có thể liên quan đến gene.

Biểu hiện đột quỵ ở trẻ em có giống với người lớn?- Ảnh 2.

Trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc đột quỵ. Ảnh minh hoạ.

Biểu hiện đột quỵ ở trẻ em

Hiện việc chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, bởi trẻ chưa thể tự kể hết các triệu chứng hoặc gọi tên triệu chứng một cách rõ ràng, chính xác.

Tuy số lượng không nhiều vì đây được xem như là một bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ, nhưng việc phát hiện muộn sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em không khác gì ở người trẻ, đều là xảy ra đột ngột. Các biểu hiện thường thấy là tình trạng liệt nửa người. Rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói khó. Rối loạn thị giác, có thể một hoặc cả hai bên mắt. Rối loạn thăng bằng.

Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt cần phải lưu tâm, đó là tình trạng co giật ở trẻ em xảy ra khá nhiều, đôi khi đây còn là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Tình trạng đau đầu và nôn mửa cũng hay xảy ra, nhưng những dấu hiệu này thường nhầm lẫn sang các bệnh lý khác như bệnh động kinh, tiêu hóa… do vậy rất dễ bị bỏ qua. Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa biết đi, chưa biết nói, chưa diễn tả được tình trạng của bản thân, khi thấy trẻ có biểu hiện co giật, có những hành động và ý thức bất thường, thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Lời khuyên thầy thuốc

Để điều trị đột quỵ nhồi máu não cần phải phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời mới có khả năng cứu sống được bệnh nhân. Ở trẻ em, đột quỵ nhồi máu não gây nguy cơ tử vong rất cao, tuy nhiên những hiểu biết về bệnh lý này còn hạn chế, nên dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, làm chậm trễ quá trình điều trị.

Phòng ngừa đột quỵ ở trẻ hiện đang là một thách thức rất lớn và khó khăn. Vì khác với người lớn, đột quỵ ở trẻ đa phần là do bẩm sinh, các dị dạng động tĩnh mạch não hay túi phình mạch máu não đều không có biểu hiện rõ ràng khi chưa vỡ. Chính vì vậy, rất khó phòng ngừa bệnh lý đột quỵ ở trẻ em. Điều quan trọng, những nghiên cứu về thời gian vàng cho đột quỵ trẻ em thường rất ít, do đây bệnh lý rất hiếm gặp, hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ nào để kết luận chính xác. Khuyến cáo chung về thời gian vàng trong bệnh đột quỵ vẫn khuyến cáo 6 giờ. Do vậy, nên phải xử trí được đột quỵ cho bệnh nhi càng sớm càng tốt.

Vì sao trẻ 10 tuổi đã đột quỵ?Vì sao trẻ 10 tuổi đã đột quỵ?

SKĐS - Bé H. 10 tuổi (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) được gia dình đưa vào cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người phải, không nói được.

ThS. BS Đặng Phúc Đức
Ý kiến của bạn