Hà Nội đang trải qua những đợt nắng nóng kéo dài, trên nền nhiệt độ cao, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Rất nhiều bệnh do nắng gây ra, trong đó đặc biệt nguy hiểm có bệnh đột quỵ. Đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng là người già và trẻ em.
Đột quỵ do nắng oi, nóng là tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật. Đó là các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và có thể hôn mê.
Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ do nắng
Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng oi nóng. Hoặc một số người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao.
Phải làm việc hoặc tập luyện quá lâu ở môi trường nắng nóng.
Tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng.
Người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine.
Người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ.
Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng
Bệnh cảnh do nắng oi nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).
Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi lên tới 440C, da và niêm mạc khô, trụy mạch.
Cá biệt có trường hợp tụ máu dưới màng cứng và trong não.Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
BS.Thu Lan
Cách xử trí
Gặp nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm bằng nước mát khắp người hoặc phun nước hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước mát. Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 380C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.
Bệnh nhân đột quỵ do nắng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.