Các bệnh đường hô hấp thường gặp
Tiết trời giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến nhiều người dễ mắc bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản,... Dưới đây là một số bệnh đường hô hấp thường gặp và biểu hiện, dấu hiệu nhận biết các bệnh lý này.
Viêm phế quản
Viêm phế quản đặc trưng bởi tình trạng đường hô hấp trong phổi bị viêm, niêm mạc phế quản bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí.
Viêm phế quản phân loại gồm: Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản cấp hay gặp hơn và thường do nhiễm virut (thường gặp ở trẻ). Viêm phế quản mạn tính thường liên quan tới thuốc lá. Hút thuốc và tiếp xúc thường xuyên hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính.
Các biểu hiện, dấu hiệu của viêm phế quản bao gồm: Ho kéo dài; ho có đờm, có thể có lẫn máu; Mệt mỏi; thở khò khè; khó thở; sốt; tức ngực... Diễn tiến viêm phế quản thường lành tính tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.
Bệnh hen phế quản (hen suyễn)
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của đường thở, gây khó thở, thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn với cường độ và tần suất khác nhau, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc phục hồi do điều trị. Quá trình viêm tăng nặng và gây co thắt, tăng đáp ứng của đường thở khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: Nước tẩy rửa, khói thuốc, khói bụi...
Ảnh minh hoạ
Bệnh viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm (còn gọi là các tiểu phế quản). Bệnh lý viêm tiểu phế quản thường là do virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp chiếm tới 30-50% các trường hợp mắc bệnh.
Viêm tiểu phế quản là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là 3-6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, đường thở của trẻ còn rất nhỏ, nếu mắc bệnh, các tiểu phế quản này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn gây ngừng thở, tím tái. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao; sau 3 – 5 ngày ho tăng. Sau từ 3-5 ngày ho tăng, xuất hiện thở khó, thở rít cần cho trẻ đi khám và điều trị sớm nhất có thể. Tuy có triệu chứng tương tự hen suyễn, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần.
Viêm tiểu phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Ở những trường hợp sau, bệnh viêm tiểu phế quản có thể sẽ nặng, kéo hơn, nhiều biến chứng và thậm chí có thể gây tử vong: trẻ có sẵn bệnh tim, trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ sinh non - nhẹ cân, suy giảm miễn dịch.
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý dễ tái phát. Trẻ từng bị viêm tiểu phế quản có thể sẽ là yếu tố gây bệnh hen phế quản sau này.
Viêm phổi
Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc người bị suy giảm miễn dịch, nhưng đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới.
Một số triệu chứng của viêm phổi: Sốt nhẹ hoặc cao, khó thở, ho nhiều, có thể ho ra đờm hoặc lẫn máu. Ớn lạnh cơ thể có thể xảy ra vào lúc người bệnh bắt đầu bị nhiễm trùng.
Khi có dấu hiệu viêm phổi, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị sớm. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về những lưu ý về nhận biết và điều trị các bệnh hô hấp trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Phòng các bệnh đường hô hấp trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp
Khi có các biểu hiện và triệu chứng của bệnh đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh:
- Hạn chế tụ tập tại những nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang;
- Tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt;
- Hạn chế đi lại, du lịch khi có biểu hiện ho, sốt;
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;
- Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh trạm tay lên mắt, mũi, miệng;
- Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng cần bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy;
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước để tăng cường miễn dịch cho cơ thể;
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa và các bệnh lý khác;
- Chủ động điều trị và kiểm soát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính.
Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về phòng và điều trị các bệnh phổi mạn tính hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.
Xem đầy đủ tư vấn “Lời khuyên cho người bệnh hô hấp” từ 2 chuyên gia PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương TẠI ĐÂY. |
Xem thêm thông tin về thuốc y học cổ truyền điều trị dự phòng hiệu quả các bệnh hô hấp:
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho người tiểu đường. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc https://www.facebook.com/benhhenphequan/ GPQC số: 63/2018/XNTT-QLD Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |