Con biếng ăn đến tuổi đi học, mẹ thấp thỏm lo âu
Bé đi nhà trẻ, vào mẫu giáo không chịu ăn, biếng ăn, lười ăn có lẽ là lời phàn nàn mà mẹ hay nghe nhất từ cô giáo mỗi khi đón bé tan lớp, đặc biệt là đối với các bé mới đi nhà trẻ.
Câu chuyện biếng ăn, trẻ không tăng cân vốn đã “muôn hình vạn trạng” nhưng khi con đến tuổi đi học càng khiến phụ huynh đau đầu tìm giải pháp, bởi lúc này con đã tạm rời xa vòng tay bố mẹ để khám phá những điều mới lạ.
Con biếng ăn khi đi học làm mẹ “nhấp nhổm” đứng ngồi không yên. (Ảnh minh họa)
Nhiều yếu tố gây chán ăn, biếng ăn khi trẻ đi nhà trẻ được đưa ra, có thể xếp vào 4 nhóm chính là: do chế độ dinh dưỡng, do bệnh lý, sinh lý và tâm lý.
Đầu tiên, về mặt sinh lý, trẻ từ 3-5 tuổi là giai đoạn con bắt đầu giảm đi sự thèm ăn để nhường chỗ cho các nhu cầu vui chơi, chạy nhảy, làm quen bạn mới. Đây còn được gọi là “biếng ăn sinh lý”, khi trải qua giai đoạn này cảm giác thèm ăn và sự trân trọng thức ăn sẽ đến khi trẻ lớn dần.
Yếu tố tâm lý là một nguyên nhân quan trọng khiến trẻ không thích ăn. Khi đi học, bé phải tập làm quen dần với tính kỷ luật và tự lập. Sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn hay sự so lắng, sợ hãi khi phải xa mẹ cũng khiến trẻ trở nên kén ăn, lười ăn.
Ngoài ra, thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp lứa tuổi cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Trẻ nhỏ thường luôn kén ăn hơn người lớn, có thể bé chỉ thích ăn đồ ăn của mẹ làm mà thôi, nên cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi này.
Bên cạnh đó, khi trẻ mắc một số bệnh lý như bệnh về tiêu hóa, răng miệng, các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và mạn tính (viêm phổi, lao, giun sán,....) khiến trẻ mệt mỏi, vị giác thay đổi khiến trẻ không còn cảm giác ngon miệng dù là những món bé rất thích, dẫn tới tình trạng biếng ăn.
Con còi cọc, dễ ốm vặt vì biếng ăn
Dễ nhận thấy, những đứa trẻ kén ăn, biếng ăn thường có xu hướng thiếu chất hơn những đứa trẻ ăn uống tốt, thể hiện ở sức đề kháng của trẻ khi thay đổi môi trường, thay đổi thời tiết.
Ít ai biết rằng, chứng biếng ăn ảnh hưởng đến khoảng 35% trẻ em tại Việt Nam. Giai đoạn từ 1-5 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh của cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng càng tăng khi trẻ đau ốm hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm.
Theo thống kê, 25-45% trẻ em nói chung gặp khó khăn trong ăn uống. Tỷ lệ này lên đến 80% ở nhóm trẻ chậm phát triển và 40-70% đối với trẻ mắc bệnh mạn tính.[A1]
Trẻ biếng ăn nếu không được khắc phục kịp thời, về lâu dài có thể dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thể chất. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ đi học, đôi khi việc ăn uống không đủ lượng như tại nhà lại kèm theo tình trạng biếng ăn, kén ăn nên thường tiêu thụ ít hơn các chất dinh dưỡng và năng lượng so với mức cần thiết, dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ, khiến trẻ không bắt kịp đà tăng trưởng so với bạn bè cùng trang lứa. Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến còi cọc, chậm lớn thậm chí là suy dinh dưỡng, khi trưởng thành thường kém phát triển trí tuệ, thấp còi về thể chất, dễ mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp.
Làm thế nào để ngăn các “cuộc chiến” ăn uống khi con đi nhà trẻ, vào mẫu giáo?
Trong thời gian đầu đi học, trẻ có thể có những chấn động về thể chất và tâm lý dẫn đến sụt cân, lười ăn. Nhưng về sau, khi đã quen với môi trường mới, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ nhanh hơn để bù vào những thiếu hụt trước đó và trẻ sẽ theo kịp sự phát triển của các bạn cùng lứa tuổi. Nếu có thể, nên rèn luyện cho trẻ chế độ sinh hoạt gần giống với giờ giấc của nhà trường.
Cha mẹ cần tương tác với cô giáo và nhà trường để hiểu rõ tình hình sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của con để có những giải pháp hỗ trợ con hòa nhập với môi trường mới tốt hơn, nhanh hơn. Cha mẹ cần tạo cảm giác yên tâm và an toàn cho bé. Thời gian đầu đi nhà trẻ, bạn không nên đón con muộn hơn các trẻ khác vì sẽ tạo cho trẻ tâm lý bị cha mẹ bỏ rơi, hắt hủi.
Hãy tạo không khí vui vẻ, đầm ấm trong mỗi bữa ăn thay vì tiếng quát mắng, khuyến khích con chia sẻ những câu chuyện về trường lớp, bạn bè. (Ảnh minh họa)
Đồng thời, cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, tạo thói quen trao đổi để con chia sẻ với cha mẹ câu chuyện trường lớp. Điều này cũng góp phần giúp trẻ vừa gần gũi cha mẹ, vừa hình thành và phát triển tính cách lẫn ngôn ngữ sau này.
Khi ở nhà, cha mẹ nên tập cho con thói quen ăn cùng bàn với người lớn, thực phẩm nên đa dạng, phong phú màu sắc tự nhiên và mùi vị trong một bữa. Mẹ hãy khuyến khích và khen ngợi khi con ăn nhiều món. Điều này cực kỳ có ích khi con đến trường, bởi khi đó trẻ sẽ có cơ hội để thưởng thức nhiều món ăn đa dạng hơn, tránh tình trạng “khảnh ăn”.
Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng nếu trẻ kén ăn, bữa ăn không đa dạng, cung không đủ cầu so với lứa tuổi phát triển, nhất là sau những đợt ốm. Các sản phẩm bổ sung L-lysine - giúp kích thích sự thèm ăn, phát triển men tiêu hóa và duy trì hệ miễn dịch.
Tối ưu nhất là khi L-lysine kết hợp cùng 17 loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B7, B9, B12), vitamin A, vitamin C, D và E, I-ốt, sắt, kẽm và canxi… giúp trẻ tăng hấp thu, tăng trưởng bền vững, không “phát phì” khi sử dụng và trở về trạng thái còi cọc khi ngừng uống.
Kinder Optima - Vitamin tổng hợp giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện Kinder Optima là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Doppelherz, thương hiệu chiếm thị phần số 1 về doanh thu tại Đức với sự kết hợp giữa L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất được chứng minh giúp tăng tăng hấp thu, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao, cải thiện tầm vóc. Một ưu điểm của Kinder Optima đó là tính hiệu quả lâu dài, trẻ tăng trưởng bền vững, không có hiện tượng tăng cân ảo. Sản phẩm vị cam thơm ngon, liều dùng tiết kiệm. Thành phần: Trong mỗi 5ml chứa L-Lysin (L-Lysin monohydrochlorid).................................. 50 mg Vitamin A (Retinyl palmitat) ..............................................200 µg Vitamin B 1 (Thiamin hydrochlorid).....................................1,5 mg Vitamin B 2 (Riboflavin).......................................................1,4 mg Vitamin B 6 (Pyridoxin hydrochlorid)......................................1 mg Vitamin B 12 (Cyanocobalamin)...............................................3 µg Vitamin C (Axit Ascorbic)....................................................40 mg Vitamin D 3 (Cholecalciferol)...................................................5 µg Vitamin E (DL-alpha-Tocopheryl acetate)............................. 6 mg Biotin......................................................................................50 µg Axit folic (Vitamin B9)........................................................200 µg Niacin (Nicotinamid)................................................................8 mg Axit pantothenic (Calci-D-pantothenate) ............................... 3 mg I-ốt (Natri i-odid)....................................................................70 µg Sắt (Sắt gluconat).....................................................................7 mg Magie (Magie citrat)…….......................................................20 mg Mangan (Mangan gluconat)..................................................500 µg Kẽm (Kẽm gluconat)................................................................5 mg Đối tượng sử dụng: - Trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, ốm còi. - Trẻ hấp thu kém, suy nhược cơ thể, hoặc trong thời kỳ dưỡng bệnh cần cung cấp vitamin và khoáng chất - Trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh về thể lực và tầm vóc. Cách dùng - liều dùng: Uống cùng bữa ăn. - Trẻ dưới 5 tuổi: 1,25ml/ngày - Trẻ từ 5 - 7 tuổi: 2,5ml/ngày - Trẻ trên 7 tuổi: 5ml/ngày Hoặc theo liều hướng dẫn của nhân viên y tế. GPQC số: 2888/2020/XNQC-ATTP Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |