Hà Nội

Biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý: Các mẹ đã hiểu đúng cách?

08-11-2019 15:02 | Đời sống
google news

SKĐS - Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ là vấn đề khiến rất nhiều và mẹ phải đau đầu tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Đầu tiên, muốn giải quyết tận gốc "tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ", các mẹ cần tìm ra những nguyên nhân khiến bé biếng ăn để có cách giải quyết phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phân biệt rõ giữa biếng ăn và kén ăn. Kén ăn chỉ là bé không thích ăn một số món đặc biệt nào đó không hợp với khẩu vị của mình, nhưng những thức ăn khác thì bé vẫn ăn được bình thường.

“Tình trạng biếng ăn ở trẻ” thường xảy ra do một trong hai nguyên nhân chính là biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý.

Vậy biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là tình trạng biếng ăn khi bé bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi, ví dụ từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, tập lẫy, bò, đi, đứng….

Biếng ăn sinh lý cũng có thể xảy ra ngay khi bé vừa chào đời do người mẹ khi mang thai bị thiếu các chất như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết,…khiến thai nhi bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra khi bé bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi (ảnh minh hoạ)

Khi bé bị biếng ăn sinh lý, các mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu như lượng ăn trong ngày của bé bị giảm đột ngột. Bé bỗng ăn ít hẳn đi so với những ngày trước, lười ăn và thường xuyên từ chối sợ hãi những bữa ăn. Nhiều bé còn bắt đầu ngậm đồ ăn trong miệng không chịu nhai khiến cho bữa ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, cân nặng của bé không tăng hoặc bị giảm sút ít nhiều.

Chính vì vậy, các mẹ cần theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên như đo chiều cao, cân nặng tại nhà để biết bé có đang gặp phải chứng biếng ăn sinh lý hay không.

Thông thường, bé sẽ mắc chứng biếng ăn sinh lý vào những thời điểm dưới đây:

- Từ 3 đến 4 tháng tuổi: Giai đoạn bé tập lẫy, lật và ngóc đầu

- Từ 9 đến 10 tháng tuổi: Giai đoạn bé tập đi

- Từ 16 đến 18 tháng tuổi: Giai đoạn bé thích chạy nhảy và khám phá mọi thứ xung quanh

Trong các giai đoạn này bé có những biến đổi sinh lý nhất định khiến chứng biếng ăn sinh lý dễ dàng xảy ra.

Ngoài ra, khi bé chuyển đổi các dạng ăn, hay khi bắt đầu đi học cũng là các giai đoạn khiến bé có thể bị biếng ăn sinh lý.

Biếng ăn bệnh lý

Khác với biếng ăn sinh lý xảy ra khi bé bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi, biếng ăn bệnh lý là do cơ thể bé mắc các chứng bệnh khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Có rất nhiều bệnh từ cảm cúm, viêm tai, viêm họng, lở miệng, thiếu máu,… đều có thể làm cho bé biếng ăn. Tất nhiên, nếu bé bị bệnh thì các mẹ phải tìm giải pháp chữa hết bệnh mới khắc phục được chứng biếng ăn.

Biếng ăn bệnh lý là do cơ thể bé mắc các chứng bệnh khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng (ảnh minh hoạ)

Phổ biến nhất là tình trạng bé gặp khó khăn trong việc nhai nuốt do mọc răng, đau họng, viêm amidan, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc có thể bị viêm tuyến nước bọt,… khiến bé không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài làm cho bé không còn hứng thú với việc ăn uống.

Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón cũng là một lý do phổ biến khiến bé lười ăn hơn. Đó đều là những dấu hiệu của loạn khuẩn đường ruột hoặc rối loạn sự co bóp và tiết dịch trong dạ dày và ruột. Nếu các triệu chứng này có xu hướng nặng lên, các mẹ cần đưa bé đi khám để xin lời khuyên từ bác sĩ. Đa số các bé sẽ ăn trở lại bình thường sau vài ngày hoặc không quá một tuần.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ đang là vấn đề khiến nhiều bà mẹ lo lắng mong sớm tìm được giải pháp thích hợp để khắc phục. Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ, các mẹ cần xây dựng lại chế độ ăn khoa học và thích hợp với bé. Đưa bé đi khám bác sĩ để chữa trị nếu như trẻ gặp các vấn đề về tiêu hoá, nguyên nhân chính gây biếng ăn, lười ăn. Sau đó, các mẹ hãy tự lên thực đơn theo tuần các món ăn với sự thay đổi, mới mẻ cho bé và bổ sung thêm thực phẩm giúp kích thích ăn ngon và tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.

SUMO KIDS – Giải pháp hiệu quả cho tình trạng biếng ăn ở trẻ!

Sumo Kids giúp hỗ trợ tiêu hóa, chữa các bệnh đường ruột hiệu quả và kích thích ăn ngon cho trẻ nhỏ

SUMO KIDS là một trong những sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và kích thích ăn ngon cho trẻ nhỏ hàng đầu trên thị trường hiện nay. Sự kết hợp giữa phấn hoa và mật ong trong Sumo SUMO KIDS có khả năng chữa các bệnh đường ruột rất hiệu quả, giúp an thần, kích thích tiêu hóa cho trẻ ăn ngon miệng.

Mật ong vốn được biết đến với vai trò điều tiết chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa giúp rút ngắn đáng kể thời gian của đại tiện, loại bỏ tình trạng đầy bụng sau bữa ăn, làm sạch đường ruột một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, mật ong còn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột. Trong mật ong có chứa hydrogen peroxide có khả năng phá hủy thành tế bào của vi khuẩn.

Trong khi đó, phấn hoa chứa nhiều chất dinh dưỡng quý gồm Carbohydarte, Protein, Lipid, chất xơ, các acid amin thiết yếu, khoáng chất, các loại vitamin giúp tăng cường thể chất và ăn ngon miệng. Từ đó, khắc phục hiệu quả chứng biếng ăn và giúp dễ dàng tăng cân.

Bên cạnh hai thành phần mật ong và phấn hoa, SUMO KIDS còn chứa long đờm thảo hoa vàng - “dược liệu thần” giúp kích thích tiêu hóa và đại tiện dễ dàng. Long đờm thảo hoa vàng trong SUMO KIDS có tên khoa học là Gentiana lutea L. Theo y học cổ truyền, rễ và thân rễ cây long đờm thảo có vị đắng, thông vào các kinh can (gan), đởm (mật) và bàng quang giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa và giúp đại tiện dễ dàng hơn.

SUMO KIDS được khuyên dùng trong các trường hợp trẻ nhỏ có biểu hiện mệt mỏi, gầy yếu, ăn uống kém, ăn uống thiếu cân đối về chất, trẻ mới ốm dậy muốn tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Website sản phẩm: bphvietnam.com

SỐ GPQC: 01302/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn