Biến thể Omicron khiến trẻ em dễ nhập viện hơn, các nhà khoa học nói gì?

08-02-2022 19:56 | Quốc tế
google news

SKĐS - Tỷ lệ trẻ em nhập viện do biến thể Omicron tăng lên so với các làn sóng dịch COVID-19 trước đây. Các nhà khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân.

3 giả thuyết về nguồn gốc của biến thể Omicron3 giả thuyết về nguồn gốc của biến thể Omicron

SKĐS - Omicron, biến thể có khả năng lây lan cao này chứa rất nhiều đột biến của virus SARS-CoV-2. Hiện nay các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu về cách virus đã tiến hóa để tạo ra biến thể này.

Biến thể Omicron dễ lây nhiễm hơn đã quét qua toàn cầu trong suốt 2 tháng qua, hàng triệu người đã phải nhập viện do COVID-19. Và trẻ em cũng không phải là ngoại lệ. Ở Mỹ, tỷ lệ trẻ em phải nhập viện đã nhiều hơn so với bất kể thời điểm nào của đại dịch.

Tỷ lệ trẻ em nhập viện do Omicron cao hơn, nhưng tiến triển nặng chỉ bằng 1/3 cho tới một nửa so với Delta

Mặc dù số ca nhập viện là trẻ nhỏ có vẻ đáng quan ngại, nhưng theo ước tính, nguy cơ tiến triển nặng đối với trẻ em nhiễm biến thể Omicron thấp hơn, chỉ bằng 1/3 tới 1/2 so với khi biến thể Delta chiếm chủ đạo. Trẻ em nhiễm biến thể Omicron không có thêm bất kể triệu chứng nào nghiêm trọng hơn như các biến thể trước đó, chuyên gia sức khỏe phụ nữ và trẻ em Michael Absoud (Đại học King, London) cho biết.

Dữ liệu sơ bộ của Anh quốc cho thấy mặc dù tỷ lệ trẻ em nhập viện do COVID-19 có tăng lên trong làn sóng dịch Omicron, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, trẻ em ít cần phải can thiệp y khoa (như máy trợ thở, bình cung cấp oxy) hơn.

Biến thể Omicron khiến trẻ em dễ nhập viện hơn? Các nhà khoa học đang đi tìm lời giải - Ảnh 2.

Do nhiều em chưa được tiêm phòng, trẻ em có thể dễ tổn thương hơn trước COVID-19, đặc biệt trước biến thể Omicron dễ lây nhiễm hơn.

Những kết quả này phản ánh xu hướng nói chung: Omicron dường như ít gây nhập viện hay tử vong hơn so với Delta, đặc biệt ở cộng đồng dân số trẻ hơn và đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu xem tại sao Omicron lại dẫn tới nhiều trường hợp nhập viện ở trẻ em. Chẳng hạn như tại Mỹ, trẻ em chiếm 5% tất cả các trường hợp nhập viện do COVID-19, cao gấp 4 lần so với các làn sóng dịch trước đó.

Đi tìm lời giải

Ít trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, được tiêm phòng hơn so với người lớn

Một lý giải tiềm năng là do khả năng lây nhiễm cực kỳ cao của biến thể Omicron, cùng với việc cơ thể trẻ em thiếu đi miễn dịch hình thành từ vaccine hay lần mắc trước đó, nên trẻ em dễ tổn thương hơn trước Omicron. Trong khi đó, người lớn đã được tiêm phòng kể từ nhiều tháng nay.

Omicron dường như ít gây triệu chứng nặng ở tất cả các nhóm tuổi. Nhưng một lý giải khả thi khác đối với tỷ lệ nhập viện tăng lên ở trẻ em là do nhiều đột biến khác nhau của biến thể Omicron đã làm cho tình trạng bệnh COVID-19 trở nên khác nhau và nó đã gây ra tình trạng nặng hơn một chút ở trẻ nhỏ hơn là người trưởng thành. Đó là quan điểm của Andrew Pavia- người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại Đại học Y Utah, thành phố Salt Lake.

Để minh chứng cho giả thuyết này, Patvia trích dẫn những báo cáo đầu tiên ngụ ý rằng Omicron có thể không ảnh hưởng tới các tế bào phổi ngay. Nhìn chung, phổi là nơi mà virus SARS-CoV-2 gây tổn hại nặng nề nhất khi bệnh bước vào giai đoạn nặng. Vì vậy, nếu phổi ít bị tổn thương hơn nghĩa là bệnh nhẹ hơn.

Trẻ em mắc COVID-19 hay bị viêm đường hô hấp trên hơn

Chuyên gia Roberta DeBiasi, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi quốc gia Mỹ ở Boston cho biết bà cùng các đồng nghiệp đã chú ý tới số lượng trẻ em gia tăng trong nhóm mắc COVID thanh quản. Đây là một dạng viêm đường hô hấp trên gây ra các cơn ho điển hình. Chính vì thế mà người ta cho rằng Omicron ảnh hưởng tới trẻ em có thể khác biệt so với người lớn.

Còn chuyên gia Absoud cho biết, các bệnh viện đã được trang bị tốt để điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 thanh quản cùng các triệu chứng khác do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bởi các virus dạng virus hợp bào đường thở hay khiến trẻ em phải nhập viện hàng năm.

Thậm chí nếu trẻ em hồi phục khỏi viêm đường hô hấp cấp do Omicron, các nhà lâm sàng học vẫn lo ngại rằng trẻ em có thể mắc triệu chứng COVID kéo dài sau khi khỏi bệnh. Các triệu chứng này có thể kéo dài dai dẳng tới hàng tháng, đây là tình trạng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp được gọi là nhiễm trùng đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C).

Theo chuyên gia Absoud, còn quá sớm để đánh giá tác động của Omicron lên triệu chứng COVID kéo dài. Tuy nhiên, triệu chứng nhiễm trùng đa hệ thống (MIS-C) ở một vài trẻ em thường tiến triển từ 2-4 tuần sau khi nhiễm COVID-19. Ông cho biết hiện dấu hiệu MIS-C ở trẻ em chưa rõ ràng. Có một tín hiệu vui là trường hợp trẻ em nhập viện do nhiễm trùng đa hệ thống chưa nhiều.

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?


Nguyễn Vân
(dịch từ tạp chí khoa học Nature)
Ý kiến của bạn