Hà Nội

Biến thể COVID-19 mới có thể tiếp tục xuất hiện cho đến khi toàn cầu được tiêm vaccine

07-01-2022 11:21 | Quốc tế
google news

SKĐS - Các chuyên gia cảnh báo rằng các biến thể mới của COVID-19 có thể sẽ tiếp tục xuất hiện cho đến khi toàn cầu được tiêm vaccine chống lại virus. Do đó, việc chia sẻ vaccine không chỉ là một hành động vị tha mà còn là một hành động thực dụng.

Biến thể COVID-19 mới có thể tiếp tục xuất hiện cho đến khi toàn cầu được tiêm vaccine - Ảnh 1.

Trước khi toàn thế giới được tiêm phòng, con người sẽ vẫn gặp nguy cơ về các biến thể mới

Không ai an toàn, trừ khi mọi người đều an toàn

TS Andrew Freedman, một học giả về các bệnh truyền nhiễm thuộc Trường Y Đại học Cardiff (Anh) nói: "Trước khi toàn thế giới được tiêm phòng, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ vẫn gặp nguy hiểm về các biến thể mới và một số trong số đó có thể độc hại hơn Omicron".

TS Freedman lưu ý rằng virus "có xu hướng trở nên nhẹ hơn" khi chúng phát triển, nhưng lại cảnh báo rằng điều này "không phải lúc nào cũng vậy".

"Có thể với các biến thể trong tương lai, chúng thậm chí còn dễ lây lan hơn, chúng có thể nhẹ hơn, nhưng chúng tôi không thể nói chắc điều đó" – TS Freedman cho biết.

Cho đến nay, 58,6% dân số thế giới đã nhận được ít nhất một liều vaccine COVID-19 trong số 9,28 tỷ liều được tiêm trên toàn thế giới - theo Our World in Data. Trong đó, tại các quốc gia giàu có, chủ yếu là ở châu Âu và Mỹ, phần lớn dân số trưởng thành đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine, tiêm mũi tăng cường và hiện các mũi tiêm chủng đang được triển khai cho thanh thiếu niên và thậm chí cả trẻ nhỏ.

Nhưng ở các nước có thu nhập thấp, chỉ 8,5% người dân đã được tiêm ít nhất một liều vaccine – theo dữ  liệu của Our World in Data.

Chiến lược toàn cầu thoát khỏi đại dịch

Kể từ khi bắt đầu triển khai vaccine, Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần kêu gọi các nước giàu hơn tài trợ vaccine cho sáng kiến COVAX - một chương trình quốc tế với mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine công bằng hơn trên toàn cầu.

"Không ai an toàn, trừ khi mọi người đều an toàn" thường được các chuyên gia từ WHO khuyến cáo, họ cho rằng đại dịch sẽ không kết thúc cho đến khi tất cả mọi người được bảo vệ.

Giáo sư miễn dịch học Danny Altmann thuộc Đại học Hoàng gia London khẳng định: "Không có gì thoát khỏi logic đó". "Đây không phải là lòng vị tha hay viện trợ hay bất cứ điều gì, đây là chiến lược đưa toàn cầu thoát khỏi một đại dịch mà tất cả chúng ta cùng chịu đựng. Trừ khi chúng ta có thể chia sẻ vaccine và sản xuất đủ vaccine cho mọi người, nguy cơ biến thể tiếp theo mới mất đi" - GS Altmann chia sẻ.

Vaccine COVID-19 đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ đáng kể mọi người chống lại nguy cơ bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Vì vậy, ngoài thực tế rằng việc tiêm chủng rộng rãi hơn sẽ có khả năng cứu sống hàng triệu người, nó cũng có khả năng giúp ngăn ngừa các biến thể mới xuất hiện: Số lượng lớn người chưa được tiêm chủng cho phép virus lây lan dễ dàng hơn đáng kể và đột biến như vậy.

Liên minh vaccine Gavi - một phần của chương trình COVAX - cho biết sáng kiến này "là cần thiết vì nếu không có nó sẽ có nguy cơ rất thực tế là phần lớn người dân trên thế giới sẽ không được bảo vệ chống lại SARS-CoV-2 (Covid-19)".

Giống như tất cả các loại virus, coronavirus lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 đã tiếp tục đột biến và phát triển trong suốt đại dịch. Một số biến thể đã được chứng minh hiệu quả hơn trong việc tạo điều kiện cho virus lây lan. Các biến thể như chủng "alpha", lần đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh vào tháng 9/2020 và được WHO đặt tên, tiếp tục lan rộng khắp thế giới, soán ngôi các chủng trước đó.

Sau đó, biến thể "delta", được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 10/2020, hay thế biến thể alpha và giờ đây đang bị cạnh tranh bởi "omicron" - một biến thể dễ lây truyền hơn nhiều so với delta nhưng là một chủng dường như gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn.

Ngày càng nhiều quốc gia đã hoặc sẽ bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 đối với một số đối tượng như nhân viên y tế và chăm sóc tại nhà, trong khi những quốc gia khác bắt buộc tiêm chủng đối với một số nhóm có nguy cơ cao hơn. Cụ thể, Hy Lạp bắt buộc tiêm chủng đối với những người trên 60 tuổi trong khi Italia bắt buộc tiêm chủng đối với bất kỳ ai trên 50 tuổi.

TS Freedman cho biết khuyến khích và giáo dục mọi người nên tiêm phòng và bày tỏ mong muốn "có được càng nhiều người dân được tiêm chủng càng tốt".

Tiêm mũi 3 COVID-19 sau bao lâu sẽ có hiệu quả- - SKĐS


Hà Anh (Theo CNBC)
Ý kiến của bạn