Khi những ngày nắng đến, ong vò vẽ thường sẽ quay trở lại. Vết đốt của bộ cánh màng luôn gây khó chịu. May mắn thay, có những giải pháp tự nhiên, đơn giản để giảm các vết sưng tấy và tình trạng ngứa đi kèm với chúng.
1. Phản ứng với vết đốt của ong vò vẽ
Khi ong đốt, nó sẽ tiêm nọc độc vào da. Hầu hết mọi người chỉ gặp phản ứng cục bộ, biểu hiện là đau, tấy đỏ và sưng ở vị trí vết đốt. Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.
Các triệu chứng của phản ứng cục bộ thường là: Đau nhói, nhói; Tấy đỏ và sưng quanh vết đốt; Ngứa; Cảm giác nóng cục bộ.
Ở những người bị dị ứng, vết đốt của ong vò vẽ có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng hơn, dẫn đến sốc phản vệ, một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, sẽ có một số biểu hiện như sau: Sưng mặt, môi, cổ họng hoặc lưỡi; Nổi mề đay (ngứa mẩn đỏ) khắp người; Khó thở (thở khò khè, hổn hển); Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy; Chóng mặt, tụt huyết áp; Mất ý thức.
Khi thấy xuất hiện các biểu hiện trên cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
2. Biện pháp tự nhiên hiệu quả chống lại vết đốt của ong vò vẽ
Một số biện pháp tự nhiên được cho là có đặc tính làm dịu và chống viêm giúp giảm đau, sưng và đỏ do ong đốt. Nếu nghi ngờ về việc sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên, tốt nhất nên tìm lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Các biện pháp này chỉ áp dụng trong những trường hợp nhẹ.
Giấm: Tính axit giúp trung hòa nọc độc của ong vò vẽ. Nhúng bông gòn vào giấm trắng hoặc giấm táo rồi bôi lên vết đốt trong vài phút.
Chanh: Cắt một lát chanh và chà xát lên vết đốt. Chanh có đặc tính chống viêm và sát trùng. Mật ong: Bôi một lượng nhỏ lên vết đốt để phát huy tác dụng làm dịu và chữa lành vết thương. Mật ong giúp giảm viêm và giảm ngứa.
Tinh dầu: Hoa oải hương, cây trà hoặc hoa cúc được biết đến với đặc tính làm dịu và chống viêm. Pha loãng một vài giọt tinh dầu thực vật, sau đó bôi lên vết đốt. Tinh dầu không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em. Luôn luôn tìm kiếm lời khuyên của dược sĩ trước khi sử dụng.
Nha đam: Bôi trực tiếp gel nha đam lên vết đốt. Nha đam được biết đến với đặc tính làm dịu và giúp liền da.
Đất sét xanh: Trộn đất sét xanh với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp lên vết đốt và để khô. Đất sét xanh có đặc tính thấm hút và chống viêm giúp giảm sưng tấy. Baking soda: Tạo thành hỗn hợp sệt bằng cách trộn baking soda với nước rồi bôi lên vết đốt. Điều này giúp trung hòa nọc độc của ong vò vẽ và giảm ngứa.
Trà đen: Đắp túi trà đen ẩm lên vết đốt. Chất tannin trong trà đen giúp làm dịu cơn ngứa và giảm viêm.
Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và sưng. Dùng đá viên bọc trong vải rồi chườm lên da.
Để điều trị các triệu chứng nhẹ, hãy áp dụng biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt sau khi bị ong đốt. Lặp lại cách điều trị nhiều lần trong ngày nếu cần thiết. Nếu tình trạng đau và sưng kéo dài, nên đi khám bác sĩ.
3. Biện pháp tự nhiên nhằm tránh bị ong đốt
Mặc dù một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng khi bị ong vò vẽ đốt nhưng điều quan trọng là tránh sử dụng các biện pháp khác có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Một số biện pháp còn có thể làm cho nọc độc xâm nhập sâu hơn vào da, gây viêm và đau, hoặc thậm chí che giấu tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp này, các biện pháp tự nhiên cần tránh là:
Rượu làm giãn mạch máu và làm tình trạng đau và viêm trầm trọng hơn;
Nhiệt vì nó gây tăng viêm và đau;
Thuốc mỡ cortisone có thể che giấu tình trạng nhiễm trùng bằng cách giảm các triệu chứng viêm. Vì vậy, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
2 trẻ suy đa tạng do ong đốt.