Biện pháp trị bệnh vẩy nến

27-03-2022 13:34 | Dược

SKĐS – Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính rất thường gặp với biểu hiện bởi những sẩn, mảng đỏ, bong vẩy trắng ở trên da. Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, nhưng các biện pháp hiện nay có thể giúp kiểm soát để bệnh ổn định và không bùng phát…

1. Axit salicylic

Axit salicylic được phân loại như một chất tiêu sừng hay còn gọi là chất lột da. Nó hoạt động bằng cách làm cho lớp da bên ngoài rụng đi.

Acid salicylic có tác dụng tốt đối với nhiều vấn đề về da do thuốc giúp bong sừng, bạt vẩy, loại bỏ da chết. Với bệnh vẩy nến, thuốc giúp làm mềm da, loại bỏ vẩy trắng trên các tổn thương da hiệu quả.

Tuy nhiên, các chế phẩm chứa axit salicylic mạnh có thể gây kích ứng nếu để trên da quá lâu. Hơn nữa, cơ thể có thể hấp thụ quá nhiều axit salicylic nếu sử dụng trên các vùng da rộng. Axit salicylic cũng có thể làm yếu các sợi tóc và khiến chúng dễ gãy hơn, dẫn đến rụng tóc tạm thời. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi dùng thuốc cũng như nếu người bệnh gặp bất kỳ biến chứng nào.

photo-1648356865158

Bệnh vẩy nến.

2.Nhựa than đá

Nhựa than đá là một chất được tạo ra từ quá trình chế biến than. Nhựa than có nguồn gốc từ than và gỗ được sử dụng cho mục đích y học. Tuy nhiên, nhựa than đá được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh vẩy nến.

Nhựa than có thể giúp làm chậm sự phát triển nhanh chóng của tế bào da và khôi phục vẻ mịn màng của da. Ngoài ra, nó có thể giúp giảm viêm, ngứa và đóng vảy của bệnh vẩy nến.

Các sản phẩm nhựa than có thể thay đổi đáng kể giữa các thương hiệu. Nói chung, nồng độ nhựa than (hắc ín) càng cao thì sản phẩm càng mạnh.

Nhựa than có thể gây kích ứng, mẩn đỏ và làm khô da. Do đó trước khi dùng, người bệnh nên thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ và tiến hành dùng khi không bị kích ứng.

Nhựa than có thể làm ố quần áo, khăn trải giường và tóc sáng màu, khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy hãy nhớ rửa mặt thật sạch, sử dụng kem chống nắng

Nhựa than vẫn hoạt động trên da trong ít nhất 24 giờ, vì vậy hãy hạn chế thời gian ở ngoài trời vì người bệnh sẽ có nhiều nguy cơ bị cháy nắng hơn trong thời gian này.

Các nghiên cứu cho thấy một số hóa chất trong nhựa than đá có thể gây ung thư, nhưng chỉ ở nồng độ rất cao.

Theo FDA, các sản phẩm OTC có nồng độ nhựa than đá từ 0,5% đến 5% là an toàn và hiệu quả đối với bệnh vẩy nến và không có bằng chứng khoa học nào cho thấy hắc ín trong các sản phẩm OTC là chất gây ung thư.

3. Dưỡng ẩm

photo-1648356867177

Dưỡng ẩm là rất quan trọng đối với người mắc bệnh vẩy nến

Dưỡng ẩm da hàng ngày là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh vẩy nến, do làm giảm mẩn đỏ, ngứa và giúp da mau lành.

Dưới đây là một số cách để giữ ẩm cho da:

  • Sử dụng các sản phẩm không có mùi thơm.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm và sau khi rửa tay.
  • Rửa bằng xà phòng dưỡng ẩm.
  • Không nên tắm nước ấm quá 10 phút.

4. Giải pháp tắm

Các giải pháp tắm có thể có lợi trong việc điều trị bệnh vẩy nến. Thêm dầu, bột yến mạch, muối Epsom hoặc muối biển chết vào bồn tắm có hiệu quả đối với một số người khi loại bỏ vảy nến và làm dịu ngứa. Ngâm mình trong khoảng 15 phút và thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu lên da ngay sau khi ra khỏi bồn tắm.

5. Điều trị chống ngứa trong bệnh vẩy nến

Có một số thành phần đã được FDA chấp thuận để điều trị ngứa, trong đó có calamine, hydrocortisone, long não, diphenhydramine hydrochloride (HCl), benzocain và tinh dầu bạc hà.

Lưu ý rằng những thành phần này có thể làm tăng kích ứng và khô da.

6. Các điều trị OTC khác

Các thành phần như lô hội, kẽm pyrithione, capsaicin và các thành phần khác thường được sử dụng để dưỡng ẩm, làm dịu, loại bỏ vảy hoặc giảm ngứa cho những người bị bệnh vẩy nến.

Hiệu quả của một số sản phẩm này khác nhau tùy theo từng cá nhân và nhiều sản phẩm chưa được đánh giá về mặt y học để điều trị cụ thể bệnh vẩy nến. Lưu ý rằng các thành phần "tự nhiên" cũng có thể gây ra tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng. Nếu kích thích xảy ra, ngừng sử dụng.

Mời độc giả xem thêm video:

Hướng dẫn cách tập thở và vận động tại nhà nhằm nâng cao miễn dịch phòng ngừa COVID-19


DS Trần Thị An
Ý kiến của bạn