Hà Nội

Biện pháp khắc phục chứng suy nhược thần kinh

03-10-2019 11:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Suy nhược thần kinh là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, chiếm 6 – 7% dân số. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở người lao động trí óc, đặc biệt từ ở lứa tuổi từ 20 – 45. Suy nhược thần kinh nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình.

6 – 7% dân số Việt Nam mắc suy nhược thần kinh (ảnh minh hoạ)

Suy nhược thần kinh là gì?

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống gấp gáp, vội vàng, nếu như không biết cách cân bằng mọi thứ thì bạn rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài gây ra suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể.

Suy nhược thần kinh có thể gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở phụ nữ. Người mắc suy nhược thần kinh thường chủ quan trong việc chữa trị, nếu kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường cho gia đình và xã hội.

>>>Xem thêm: Suy nhược thần kinh là gì? TẠI ĐÂY

Mất ngủ là triệu chứng thường gặp của suy nhược thần kinh (Ảnh minh hoạ)

Triệu chứng của người suy nhược thần kinh

Những triệu chứng thường gặp của người mắc suy nhược thần kinh bao gồm:

- Thường cảm thấy chán nản, hay kêu ca phàn nàn, cảm thấy mệt mỏi dai dẳng, tăng lên sau khi cố gắng trí óc hoặc thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp.

- Thiếu kiên nhẫn, có cảm giác không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ bị kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì, người bệnh muốn nôn nóng làm ngay nhưng, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc.

- Dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm.

- Đau đầu âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng kèm theo chóng mặt, choáng váng.

- Mất ngủ: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, dễ bị đánh thức và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt.

- Giảm trí nhớ: Người bệnh suy giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa, nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, khó tiếp nhận thông tin mới.

- Rối loạn thần kinh thực vật như: Hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

>>>Xem thêm: Nhận biết ngay triệu chứng suy nhược thần kinh TẠI ĐÂY

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

- Sang chấn tâm lý: Sự sang chấn tâm lý với cường độ mạnh, kéo dài vượt quá ngưỡng chịu đựng của một người như phải chịu sự mất mát, ly tán của người thân, thất bại lớn trong cuộc sống… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy nhược thần kinh.

- Căng thẳng kéo dài: Nguyên nhân phổ biến thứ hai được nhắc đến là tình trạng căng thẳng, stress kéo dài do áp lực học tập, làm việc trí óc quá căng thẳng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…khiến hệ thần kinh của người bệnh bị suy nhược, khó hồi phục.

- Thiếu chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh: Giống như tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, não bộ cũng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để hoạt động tốt hơn, thậm chí còn có nhu cầu cao gấp nhiều lần các bộ phận khác. Việc thiếu một số loại vi chất như: Folate, Vitamin B12, sắt, kẽm, selen, acid béo omega 3 và vitamin D có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến suy nhược thần kinh.

- Thiếu hụt hormone dẫn truyền thần kinh: Sự thiếu hụt serotonin (một trong những hormone hạnh phúc) có mối liên quan chặt chẽ với các rối loạn tâm thần như suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu. Hoạt động của các tế bào thần kinh dựa vào nguồn cung cấp đầy đủ các chất dẫn truyền thần kinh để truyền tin và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản. Khi cơ thể bị thiếu hụt serotonin có thể làm mất khả năng suy nghĩ, xử lý thông tin, dẫn tới suy nhược thần kinh và nhiều rối loạn tâm thần khác.

Khắc phục chứng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh kéo dài dễ khiến người bệnh cảm thấy chán nản cuộc sống, muốn buông bỏ, kéo theo những hành động tiêu cực đối với bản thân cũng như những người xung quanh như: Tự làm tổn thương mình, tự tử,... Do đó, cần khắc phục chứng suy nhược thần kinh càng sớm càng tốt. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để đẩy lùi suy nhược thần kinh.

Chế độ dinh dưỡng khoa học là điều cần thiết cho người bị suy nhược thần kinh (ảnh minh hoạ)

Bạn cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như carbonhydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất; Các axit béo omega 3,... đặc biệt lựa chọn các thực phẩm tốt cho hoạt động thần kinh ở não bộ. Tăng cường rau xanh, hoa quả. Đây là nguồn vitamin tự nhiên cực tốt đối với cơ thể, cần thiết để giúp cho hệ thống thần kinh được ổn định. Người bệnh cũng nên uống đủ nước giúp giảm bớt căng thẳng, đào thải độc tố trong cơ thể. Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ uống có ga để tránh làm cho tình trạng suy nhược thêm nghiêm trọng.

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, tinh thần phấn chấn, ổn định tim mạch. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử, vận động mạnh trước giờ đi ngủ bởi chúng sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.

Người bị suy nhược thần kinh nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, phù hợp như đi du lịch đến những nơi có không khí trong lành, yên tĩnh, đi xem phim, nghe nhạc, gặp gỡ tâm sự với bạn bè,...

Thường xuyên vận động là giải pháp tốt dành cho người bị suy nhược thần kinh. Bạn nên lựa chọn vận động nhẹ nhàng bằng cách chạy bộ, đi bộ hoặc các bài tập tại chỗ như yoga, thái cực quyền cũng rất hữu ích đối với hệ thống thần kinh của người bệnh.

>>> Xem thêm: Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? TẠI ĐÂY

Phương pháp đẩy lùi suy nhược thần kinh từ thiên nhiên

Bên cạnh việc xử lý sớm, đúng cách cũng như xây dựng lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hiện nay, nhiều người mắc suy nhược thần kinh còn tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược trong việc hỗ trợ đẩy lùi bệnh.

Tiêu biểu là sản phẩm chứa hợp hoan bì giúp hỗ trợ đẩy lùi suy nhược thần kinh. Cụm từ “hợp hoan” được lý giải về ý nghĩa: “Hợp” trong từ tập hợp, hợp thành, tụ hợp; Còn “hoan” được hiểu là sự hân hoan, hoan hỷ, “bì” có nghĩa là vỏ. Như vậy, “hợp hoan bì” là vỏ của cây hợp hoan, giúp đem lại niềm vui, sự yêu đời.

Đã từ lâu, hợp hoan bì là loại thảo dược quý được cha ông ta ưa dùng từ hơn 2000 năm qua giúp an thần, giải trầm uất, tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức khỏe, trấn tĩnh hệ thần kinh, tăng nồng độ serotonin, vì thế còn được gọi là cây hạnh phúc. Hợp hoan bì thường được dùng chủ yếu trong xử lý các trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ, đau nhức xương khớp, sưng đau.

Kim Thần Khang hiệu quả trong hỗ trợ đẩy lùi suy nhược thần kinh

Người bị suy nhược thần kinh nên tham khảo sản phẩm Kim Thần Khang. Đây là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược quý từ tự nhiên như: Cao hợp hoan bì, cao táo nhân, cao hồng táo, soy lecithin, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim,... Sản phẩm có công dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giúp cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ đẩy lùi những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống do suy nhược thần kinh gây ra.

>>>Tham khảo chia sẻ của người suy nhược thần kinh sau khi sử dụng Kim Thần Khang TẠI ĐÂY

Kim Thần Khang dùng cho những người bị căng thẳng, suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), stress, trầm cảm. Người làm việc trí óc căng thẳng, sinh viên học sinh, những người lao động trí óc nhiều.Với nguồn gốc thảo dược, Kim Thần Khang có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ hay tương tác với các sản phẩm dùng chung.

Với những đóng góp trong công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Kim Thần Khang đã vinh dự nhận giải thưởng quý như: “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn, giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Thảo Nguyên
Ý kiến của bạn