1. Đau khớp
Một số nguyên nhân gây đau khớp phổ biến hơn theo tuổi tác. Ví dụ, chấn thương khớp vai ảnh hưởng đến 80% người từ 80 tuổi trở lên tại Mỹ. Ngoài ra, cứng khớp và đau có thể xảy ra khi dây chằng, gân, sụn bị khô, thoái hóa.
Bên cạnh đó, các bệnh tự miễn dịch, bao gồm viêm khớp dạng thấp, suy thoái sụn, dây chằng và gân, bệnh gout, thoái hóa khớp... cũng gây đau khớp.
Khắc phục đau khớp: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp và từng cá nhân bao gồm vật lý trị liệu, nghỉ ngơi, phẫu thuật, giảm cân.
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu, nguyên giảng viên Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội cho biết, thực tế nhiều người cho rằng nên tránh hoạt động thể chất khi bị đau khớp. Tuy nhiên, đây là quan niệm không đúng vì tập thể dục được khuyến nghị như một phương pháp điều trị cho nhiều loại đau khớp, bao gồm đau đầu gối và đau ở các khớp khác do viêm xương khớp.
Những người lớn tuổi bị viêm khớp và các dạng đau khớp khác được khuyến khích bắt đầu từ từ và chọn các hoạt động thể chất có tác động thấp, dễ dàng hơn đối với khớp, chẳng hạn như đi dạo, đi xe đạp, bơi lội.
Đau khớp là loại đau thường gặp ở người cao tuổi.
2. Đau lưng dưới
Mặc dù đau thắt lưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên khi cơ thể già đi. Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thắt lưng là viêm khớp cột sống, hẹp ống sống thắt lưng, gãy đốt sống do loãng xương, nhiễm trùng cột sống, khối u...
Khắc phục đau lưng dưới: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện chườm nóng, chườm lạnh tại vị trí đau, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, kéo giãn hoặc hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút/tuần.
Ngoài ra, nếu với các trường hợp nặng cần phẫu thuật và nghỉ ngơi theo hướng dẫn.
Đau lưng dưới và bài tập kéo giãn
3. Đau do té ngã và gãy xương
Ngã và gãy xương là mối quan tâm chung của người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ bị viêm xương khớp. Hậu quả của té ngã và gãy xương không chỉ ảnh hưởng đến vận động mà nghiêm trọng hơn, những người từ 70 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong cao hơn sau khi bị ngã.
Cách giảm rủi ro nghiêm trọng, lâu dài do ngã: Điều quan trọng là sau khi bị ngã, cần giữ bình tĩnh và ngăn ngừa chấn thương thêm là rất quan trọng.
Bạn có thể thực hiện:
- Thư giãn bằng cách hít thở sâu, làm dịu.
- Giữ yên vị trí tiếp đất và đánh giá tình trạng, kiểm tra các chấn thương có thể xảy ra trước khi di chuyển.
- Nếu không có vết thương nào, hãy lăn sang một bên, nghỉ ngơi, di chuyển bằng tay và đầu gối, sau đó chuyển sang ngồi trên ghế.
- Ngay cả khi bạn có thể tự đứng dậy sau khi bị ngã thì tốt nhất bạn vẫn nên được kiểm tra tình trạng để có biện pháp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong tương lai.
- Đối với các trường hợp gãy xương cần được điều trị tại cơ sở y tế.
Té ngã là nguyên nhân thường gặp gây gãy xương ở người cao tuổi.
- Biện pháp ngăn ngừa té ngã và gãy xương: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như gậy, khung tập đi, tay vịn và ghế chuyển tiếp, có thể giúp duy trì khả năng kiểm soát trong các hoạt động hàng ngày.
- Các cách giúp xương chắc khỏe bao gồm:
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng bao gồm canxi và vitamin D.
- Tham gia vào các bài tập hoặc hoạt động chịu sức nặng, chẳng hạn như nâng tạ hoặc làm vườn.
- Tránh xa thuốc lá...
5. Các loại đau khác
Ngoài đau khớp, đau lưng dưới và đau liên quan đến té ngã và gãy xương, còn có những loại đau khác mà người lớn tuổi có thể gặp phải. Đau lan rộng là cơn đau trải khắp cơ thể hoặc ở nhiều vùng khác nhau. Loại đau này ảnh hưởng đến khoảng 12% người lớn tuổi, hầu hết là phụ nữ.
Hơn nữa, một số người lớn tuổi có thể bị đau từ nhiều nguồn đồng thời, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, một người lớn tuổi bị gãy xương hông cũng có thể bị đau do viêm khớp dạng thấp.
- Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa ở cổ tay (dây thần kinh chính đi từ nách đến bàn tay của bạn) bị ép hoặc chèn. Người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, có nhiều khả năng mắc hội chứng ống cổ tay hơn những người trẻ tuổi.
Cách khắc phục và điều trị: Bao gồm đeo nẹp, tránh các cử động và hoạt động làm tăng triệu chứng, dùng thuốc giảm sưng và giảm đau, phẫu thuật và tập yoga.
Bài tập kéo giãn giảm đau do hội chứng ống cổ tay
- Đau đầu gối: Chấn thương và hao mòn thường xuyên có thể gây đau đầu gối. Viêm xương khớp cũng có thể ảnh hưởng đến đầu gối ở người lớn tuổi khi đệm sụn bị mòn.
Thừa cân hoặc béo phì có thể gây thêm áp lực lên khớp, bao gồm cả đầu gối, gây ra cơn đau mới hoặc ngày càng trầm trọng hơn.
Đau đầu gối có thể được khắc phục và điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu hoặc giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
- Cứng khớp: Khi già đi, các mô nối cơ với xương bị mất nước, gây cứng và đau cơ, khớp. Nói chung, quá trình lão hóa cũng có thể khiến hoạt động thể chất trở nên khó khăn hơn, dẫn đến cứng cơ và đau.
Vật lý trị liệu và tăng hoạt động thể chất cường độ thấp có thể giúp điều trị chứng cứng khớp.
- Viêm gân: Viêm gân là tình trạng liên quan đến gân (mô nối cơ với xương). Tình trạng này phổ biến hơn theo tuổi tác, đặc biệt là ở một số vùng cơ thể, chẳng hạn như vai.
Khắc phục viêm gân bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, đeo băng hỗ trợ và tránh cử động cũng như các hoạt động làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Viêm gân cổ tay
Mời bạn xem tiếp video:
Đau nhức xương khớp dùng thuốc nào hiệu quả? | SKĐS