Biện pháp giảm đau đầu do căng thẳng trong thi cử

SKĐS - Căng thẳng do thi cử, áp lực học hành, stress… là những nguyên nhân có thể gây đau đầu, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau đầu ở một số học sinh, sinh viên.

Căng thẳng có thể khiến da nổi mụn, phát banCăng thẳng có thể khiến da nổi mụn, phát ban

SKĐS - Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm tóc, móng và da. Do căng thẳng là một phần của cuộc sống, nên điều quan trọng là cần phải có cách ứng phó để 'hóa giải' căng thẳng.

1. Căng thẳng là một nguyên nhân gây đau đầu

Căng thẳng kích hoạt phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy", sau đó kích thích những thay đổi về thể chất, góp phần gây đau đầu.

Các biểu hiện bao gồm:

  • Căng cơ cổ, vai, da đầu, mặt và hàm
  • Nghiến răng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Bỏ bữa làm mất cân bằng lượng đường trong máu…

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu (đau đầu do căng thẳng), đặc biệt phổ biến ở trẻ em và thanh niên trong lúc thi cử, áp lực học hành, stress... Nó cũng có thể kích hoạt các loại đau đầu khác hoặc làm cho tình trạng đau đầu trở nên tồi tệ hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu ở giới trẻ như áp lực học tập, tính chất công việc, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng công nghệ nhiều làm cho thần kinh luôn bị căng thẳng.

Các tác nhân gây đau đầu do căng thẳng có thể bao gồm:

  • Nghỉ ngơi không đủ
  • Thức khuya, thiếu ngủ
  • Tư thế xấu
  • Căng thẳng về cảm xúc hoặc tinh thần, bao gồm trầm cảm
  • Sự lo lắng, stress, áp lực trong học hành, thi cử
  • Mệt mỏi
  • Căng mắt, mỏi mắt
  • Mất nước (uống không đủ nước)
  • Bỏ bữa
  • Hút thuốc
  • Cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang…

Biện pháp giảm đau đầu do căng thẳng trong thi cử - Ảnh 3.

Lạm dụng thuốc giảm đau trong học thi gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

2. Triệu chứng đau đầu do căng thẳng

Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng, stress kéo dài là:

  • Đau đầu âm ỉ, dai dẳng cả ngày và luôn có cảm giác nặng đầu cũng như bị siết chặt quanh đầu.
  • Có thể đau đầu kèm theo đau gáy
  • Khó tập trung khi làm việc và học tập
  • Khó ngủ
  • Các cơ vùng đầu, mặt, cổ trở nên co cứng...

Đau đầu do căng thẳng thường nhẹ hoặc vừa phải, có thể ở một hoặc cả hai bên đầu.

3. Cách giảm đau đầu do căng thẳng

Khi bị đau đầu, nhiều người đã tự ý mua thuốc giảm đau về uống, giúp giảm đau nhanh, thậm chí còn tích trữ, luôn mang bên mình, đến lớp… và hễ cứ đau đầu là lại mang ra uống, để có cảm giác tỉnh táo trong học tập, thi cử.

Thuốc giảm đau đầu phổ biến là paracetamol (có thể đơn chất hoặc phối hợp) được sản xuất dưới nhiều dạng thuốc, tên thuốc khác nhau. Ngoài ra, ibuprofen và naproxen cũng được dùng để giảm đau đầu.

Hãy nhớ rằng thuốc không chữa khỏi đau đầu và theo thời gian, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể không giúp ích nhiều như lúc đầu (nhờn thuốc).

Việc lạm dụng thuốc giảm đau đầu có thể gây đau đầu tái phát, hoặc/và làm cho tình trạng đau đầu thêm trầm trọng hơn.

Ngoài ra, tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Nguy hiểm nhất khi lạm dụng, dùng quá liều (hoặc quá nhiều) paracetamol có thể gây tổn thương gan.

Do đó, chỉ dùng thuốc giảm đau khi cần thiết và tránh lạm dụng.

Điều trị đau đầu do căng thẳng trước tiên cần xác định nguyên nhân xem các tác nhân gây căng thẳng tiềm ẩn như: Thiếu ngủ, ngồi lâu, làm việc nhiều giờ, hoặc cảm thấy lo lắng hoặc chán nản… và tránh các yếu tố kích hoạt hoặc thay đổi phản ứng của mình để đối phó với căng thẳng hiệu quả hơn.

Một số giải pháp giảm đau đầu do căng thẳng:

  • Giảm căng cơ ở vùng cổ và vai bị căng cứng bằng xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm đá
  • Thực hành một số kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga.
  • Thực hành bài tập hít thở sâu.
  • Tập thể dục giúp giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Điều trị tâm lý để giảm căng thẳng.
  • Cải thiện tư thế.
  • Uống nhiều nước (nếu cơ thể thiếu nước có thể gây đau đầu), ăn các loại thực phẩm giàu nước. tự nhiên, như hầu hết các loại trái cây và rau quả.
  • Chú ý đến dinh dưỡng: Bỏ bữa có thể gây đau đầu dữ dội. Cố gắng ăn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn uống.
  • Hạn chế chất kích thích: Nhiều học sinh, sinh viên lạm dụng trà, cà phê để tăng sự tỉnh táo, tuy nhiên, caffein có trong trà, cà phê có thể lại là nguyên nhân gây đau đầu. Do đó, uống ít cà phê và trà, không lạm dụng nước ngọt, nước tăng lực…

Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, hãy đi khám để được tư vấn và được điều trị thích hợp.

Xác định nguyên nhân gây đau đầu và loại bỏ nguyên nhân là rất quan trọng. Ví dụ đau đầu do thiếu ngủ, cần lên lịch ngủ thêm sau một vài đêm thiếu ngủ. Nếu thấy mình cáu kỉnh hoặc lo lắng, hãy tạm dừng công việc và đi ra ngoài hít thở. Một nghiên cứu của Đại học Cornell được công bố gần đây trên tạp chí Frontiers in Psycholog cho thấy chỉ 10 phút ở ngoài trời có thể làm giảm đáng kể căng thẳng và cải thiện sức khỏe.

Nếu bạn không thể hòa mình vào thiên nhiên, hãy thử các bài tập thư giãn, hít thở sâu, thiền chánh niệm và các bài tập thể chất - tâm trí như thái cực quyền hoặc yoga phục hồi.

Một lối sống lành mạnh bao gồm hoạt động thể chất, ăn thực phẩm lành mạnh, uống đủ nước, ngủ ngon và hỗ trợ xã hội cũng giúp giảm căng thẳng và đau đầu do căng thẳng.

Hầu hết các cơn đau đầu không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu những cơn đau đầu cản trở các hoạt động hàng ngày, công việc học tập hoặc cuộc sống cá nhân của bạn, hãy nhờ bác sĩ giúp đỡ. Không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là dùng thuốc giảm đau kéo dài.

Những bệnh tật phát sinh từ căng thẳng, ứng phó thế nào?Những bệnh tật phát sinh từ căng thẳng, ứng phó thế nào?

SKĐS - Căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và khi trở thành mạn tính có thể gây nhiều bệnh tật, thậm chí nguy hiểm…


Mời độc giả xem thêm video:

Đau Đầu Kéo Dài Do Phình Mạch Máu Não | SKĐS

DS. Hoàng Thu
Ý kiến của bạn