Biện pháp giảm biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường tăng huyết áp

SKĐS - Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường hay bị tăng huyết áp. Sự kết hợp của hai bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch…

11 cách tăng huyết áp ảnh hưởng tới cơ thể và cách phòng ngừa11 cách tăng huyết áp ảnh hưởng tới cơ thể và cách phòng ngừa

SKĐS - Tăng huyết áp được ví như ‘kẻ giết người thầm lặng’ vì diễn biến âm thầm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm… Vậy phòng ngừa tăng huyết áp như thế nào?

1. Rủi ro liên quan đến tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường

Tăng huyết áp tạo ra một lực tác động lên thành động mạch, gây ra sự tích tụ chất béo ở thành trong của mạch máu, còn được gọi là xơ vữa động mạch.

Theo thời gian, chất béo này cứng lại tạo thành mảng bám thu hẹp các mạch máu. Mảng bám còn hạn chế máu giàu oxy đến các cơ quan khác nhau của cơ thể.

Biện pháp giảm biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường tăng huyết áp - Ảnh 2.

Người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường tăng huyết áp như:

- Bệnh động mạch vành: Trong tình trạng này, mảng bám sẽ tích tụ trong các động mạch vành cung cấp máu giàu oxy cho tim. Nếu các động mạch không thể cung cấp máu cho tim, có thể dẫn tới đau thắt ngực (đau ngực) hoặc thậm chí là đau tim.

- Bệnh động mạch cảnh: Trong bệnh động mạch cảnh, mảng bám tích tụ trong các động mạch ở mỗi bên cổ. Những động mạch này cung cấp máu cho não và bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong nguồn cung cấp này đều có thể dẫn đến đột quỵ.

2. Những điều nên làm ở người đái tháo đường tăng huyết áp

- TÌm hiểu kiến thức: Thường xuyên tham khảo ý kiến của chuyên gia về bệnh đái tháo đường để có kiến thức trong quá trình quản lý bệnh. Một chút kiến thức cũng rất tốt, và hãy theo dõi huyết áp, đường máu thường xuyên, chú ý tới việc ăn uống và tập luyện…

- Ăn thực phẩm giàu kali: Kali giúp giảm lượng natri thông qua đường nước tiểu. Chế độ ăn uống nhiều natri là nguyên nhân lớn gây tăng huyết áp. Do đó, việc bổ sung kali sẽ giúp kiểm soát huyết áp cao.

Bên cạnh đó, kali còn có tác dụng làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu nhờ vậy, huyết áp sẽ được cân bằng.Thực phẩm giàu kali bao gồm bơ, khoai lang, chuối, sữa chua và rau bina…

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Trong bệnh đái tháo đường tăng huyết áp, cố gắng duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18,9-24,9.

Biện pháp giảm biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường tăng huyết áp - Ảnh 3.

Thực phẩm giàu kali

3. Những điều cần tránh ở người đái tháo đường tăng huyết áp

- Không nên ăn thực phẩm đã qua chế biến: Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo chuyển hóa.

Chất béo chuyển hóa là những chất béo nhân tạo có tác dụng làm tăng độ ổn định và thời hạn sử dụng của thực phẩm đã qua chế biến. Nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt từ đó làm tăng huyết áp. Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu ở trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường type 2.

- Hạn chế ăn muối: Nên hạn chế ăn muối vì khi cơ thể tiêu thụ nhiều muối, sẽ giữ thêm nước, làm tăng huyết áp.

- Hạn chế uống rượu: Uống rượu bia quá mức làm tăng huyết áp, đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Do đó, cần hạn chế uống rượu.

- Cố gắng không để bị căng thẳng và dành thời gian để thư giãn: Căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây tăng huyết áp. Thực hành thiền, yoga, chánh niệm… để giúp giảm căng thẳng.

- Bỏ thuốc lá: Nguyên nhân của tình trạng tăng huyết áp ở những người hút thuốc lá là nicotin. Nicotin là chất gây nghiện, làm kích thích sản sinh adrenaline nên hút thuốc lá làm tim đập nhanh, nhịp tim trở nên nhanh hơn gây huyết áp cao. Do đó, hãy từ bỏ thuốc lá.

Một người có thể bị tăng huyết áp trong nhiều năm nhưng không bao giờ nhận ra điều đó. Mặc dù tăng huyết áp và đái tháo đường rất nguy hiểm và có thể khiến bạn phải trả giá bằng mạng sống, nhưng một vài thay đổi trong lối sống và chế độ dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh.

Mời độc giả xem thêm video:

Làm gì để giảm huyết áp?


BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ý kiến của bạn