Biến động về đội ngũ nhân lực dược Việt Nam

13-03-2009 16:27 | Thời sự
google news

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới cho tới nay, ngành dược Việt Nam đã có những thành tựu rất đáng khích lệ. Năm 1989, tiền thuốc bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 0,3 USD thì năm 2007 đã là 13,4 USD

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới cho tới nay, ngành dược Việt Nam đã có những thành tựu rất đáng khích lệ. Năm 1989, tiền thuốc bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 0,3 USD thì năm 2007 đã là 13,4 USD, trị giá thuốc sản xuất trong nước chiếm 52,85% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng (theo Niên giám thống kê y tế: NGTKYT 2007) và đã có hàng trăm cơ sở được cấp giấy chứng nhận thực hành tốt về sản xuất, bảo quản và kiểm nghiệm...

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đạt được kết quả trên đó là đội ngũ nhân lực dược. Sau đây, xin cung cấp cho bạn đọc sự biến động của đội ngũ nhân lực này từ 1976 đến nay, căn cứ vào các số liệu in trong NGTKYT các năm, tất nhiên muốn chính xác hơn chúng ta phải tiến hành cuộc tổng khảo sát nhân lực dược nhưng điều kiện không cho phép.

 Nhân lực dược ngày càng được đào tạo chính quy.
Sự biến động về nhân lực dược từ 1976 - 2006
Trong số nhân lực dược nêu trên, các cán bộ tốt nghiệp các ngành khác (tài chính, bách khoa...) công tác trong các cơ sở dược và nhất là đội ngũ công nhân dược chưa được đề cập đến.

DSĐH đã có sự gia tăng đáng kể nhất: 346,4% so 2006/1976, nhưng sự gia tăng này chỉ có sự thay đổi rõ rệt từ sau năm 2000. Sau 20 năm (1976-1996), tỷ lệ gia tăng chỉ là 171% nhưng trong 10 năm (1996-2005), tỷ lệ tăng đã là 202,4%. Điều này phù hợp với việc các cơ sở hành nghề dược phấn đấu thực hiện các tiêu chuẩn về cán bộ chuyên môn theo quy định chung nhất là việc đạt danh hiệu cơ sở thực hành tốt về sản xuất, bảo quản, phân phối, kiểm nghiệm...

Dược sĩ trung học (DSTH): Sự gia tăng tỷ lệ không nhiều như DSĐH, so 2006 với 1976 chỉ có 285% và cũng tương tự như DSĐH, tỷ lệ tăng chủ yếu sau những năm 2000, từ 1976 - 1995 chỉ tăng 135%, nhưng từ 1996 - 2006 tăng 174%.

Riêng kỹ thuật viên trung học dược (KTVTHD) có tỷ lệ tăng cao nhất: 678%, đặc biệt là giai đoạn 1976-1986 tăng tới 438,6%, các năm sau này tỷ lệ tăng chậm lại và so 2006 với 1996 chỉ còn 99,6%.

Còn dược tá (DT), so 2006 với 1976 chỉ còn 83,6%. Tỷ lệ tăng duy nhất năm 1986, so với 1976 là 127,85%. Đáng nói hơn là năm 1996, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 69,9% (so với 1976), mãi đến 2006 mới có sự tăng nhẹ trở lại.

Nhìn tổng số nhân lực dược sau 30 năm, tỷ lệ tăng là 170,24%, đáng mừng không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng, chủ yếu đội ngũ nhân lực dược có trình độ cao.

Sự biến động nhân lực dược giai đoạn 1997 - 2007
DSĐT, so 2007 với 1997, tỷ lệ tăng là 190%, cao nhất so với các đối tượng khác. Sự tăng này đột biến vào năm 2005, so với 2003 tăng tới 170,26%, trong khi các năm trước tỷ lệ này chỉ xấp xỉ 104%. Riêng năm 2007 so với 2005, tỷ lệ lại giảm, chỉ bằng 96,3% (?).

DSTH, tỷ lệ tăng là 186%, các năm trước tỷ lệ tăng không nhiều, riêng năm 2007 là tăng cao nhất.

KTVTHD, sự tăng giảm thất thường qua các năm, năm 2007 giảm xuống rõ rệt, nên tỷ lệ chỉ đạt 76,43% (so với 1997).

DT qua các năm số lượng ít biến đổi, mãi đến năm 2007 mới có sự gia tăng đạt 116,2%. Nhìn chung, sau 11 năm, tổng số nhân lực dược nêu trên, tỷ lệ tăng là 154,62%, đối tượng tăng nhiều nhất là DSĐH, sau đến DSTH và DT, riêng KTVTHD lại giảm.

Tỷ lệ DSĐH trên 1 vạn dân

Trong “Chiến lược phát triển ngành dược đến 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15/8/2002), thì đến 2010, ngành dược phải đạt 1,5 DSĐH trên 1 vạn dân.

Xung quanh tỷ lệ này cũng có một số ý kiến trao đổi:

Tỷ lệ này thể hiện nhu cầu của ngành dược hay chỉ biểu hiện trình độ dân trí cần có của nước ta?

Nếu đó là nhu cầu của ngành dược thì tỷ lệ trên căn cứ từ tính toán trên cơ sở khoa học nào và nếu không đạt chỉ tiêu trên liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành?

Trước đây, để nhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữa y và dược, đã từng có chỉ tiêu một bác sĩ cần bao nhiêu DSĐH (hay ngược lại), vậy chỉ tiêu trên có gắn với chỉ tiêu này không?

Bảng 3 sẽ cung cấp một ít số liệu về vấn đề này.

Qua các năm tỷ lệ này dao động, chưa xác định được năm nào tỷ lệ trên là hợp lý nhất.

Tham khảo tỷ lệ DSĐH trên 1 vạn dân ở một số nước châu Á

Theo một tài liệu của Trường đại học Dược Hà Nội - 2006, tỷ lệ này là: Philippines 1994 có 6,2 DS trên 1 vạn dân; Singapore 1997 có 2,5 DS trên 1 vạn dân; Thái Lan 1995 có 1 DS trên 1 vạn dân; Malaysia 1998 có 0,96 DS trên 1 vạn dân; Nhật Bản 1996 có 15,4 DS trên 1 vạn dân; Australia 1998 có 8,4 DS trên 1 vạn dân

Ở Việt Nam tỷ lệ này cao hơn Malaysia và Thái Lan, thấp hơn các nước còn lại, nhất là so với Nhật và Australia. Tất nhiên, con số chỉ để tham khảo vì sự khác nhau về thời điểm so sánh và mỗi nước có đặc điểm kinh tế, xã hội... nói chung và riêng của ngành dược nước đó.

Phạm Tiếp


Ý kiến của bạn