Biển Đông sắp đón bão, thời tiết cuối tháng 7 chủ đạo mát mẻ

12-07-2023 07:59 | Xã hội

SKĐS - Theo một số mô hình dự báo trên thế giới, xoáy thuận nhiệt đới có thể xuất hiện ngoài khơi Philippines trong những ngày tới, sau đó đi vào và hoạt động trên Biển Đông.

Đợt nắng nóng dài nhất năm ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn kéo dài khi nào?Đợt nắng nóng dài nhất năm ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn kéo dài khi nào?

SKĐS - Ngày 12-13/7, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Nắng nóng thu hẹp dần, thời tiết cuối tháng 7 mát mẻ kéo dài

Bà Trần Thị Chúc, Phó Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong thời kỳ từ 11/6-10/7 đã xảy ra 3 trận dông lốc, sét, trên cả nước đã xảy ra 4 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng, cụ thể: 

Từ ngày 16-17/6, 20-22/6 tại trung du, Đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ, riêng các tỉnh từ Nghệ An-Phú Yên có nắng nóng kéo dài liên tục từ ngày 10-23/6; 

Từ ngày 29/6-10/7 có nắng nóng, nắng nóng gay gắt diện rộng tại Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 38 độ tại Bắc Bộ, từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ tại Trung Bộ (Bắc Bộ xảy ra nắng nóng diện rộng kéo dài đến ngày 02/7 sau đó nắng nóng chỉ xảy ra tại khu vực Trung du và Đồng bằng).

Đặc biệt, đợt nắng nóng diện rộng cuối tháng 6 kéo dài đến 10/7 đã quan trắc được một số giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày vượt giá trị lịch sử. Dự báo nắng nóng duy trì từ nay đến ngày 14/7, sau đó nắng nóng thu hẹp phạm vi và tạm thời chấm dứt. Khoảng cuối tháng 7 sang đầu tháng 8 nắng nóng có khả năng xuất hiện trở lại tại Bắc Bộ và Trung Bộ.

Biển Đông sắp đón bão, thời tiết cuối tháng 7 chủ đạo mát mẻ - Ảnh 2.

Sau nắng nóng dài ngày, Biển Đông có thể đón áp thấp nhiệt đới hoặc bão.

Hiện tượng mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá vẫn xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to trong khoảng ngày 18-25/7. Trong nửa đầu tháng 7, nhiều nơi thuộc khu vực vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã có mưa rất to, độ ẩm đất tăng cao nên cần đề  phòng nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét trong những ngày dự báo có mưa thời gian tới ở khu vực nói trên.

Với diễn biến thời tiết như dự báo, do khả năng xuất hiện của xoáy thuận nhiệt đới có thể đổ bộ thì nửa cuối tháng 7 sẽ không nắng nóng như đầu tháng, thậm chí có thể duy trì thời tiết mát mét kéo dài.

Do tác động của nắng nóng, tập trung nhiều ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ ở khu vực dân cư, khu vực sản xuất do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt ở khu vực Miền Trung. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới /bão trên Biển Đông, do vậy đề phòng gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản của ngư dân. Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.

Sau nắng nóng, biển Đông sắp đón bão

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết trong giai đoạn 11/7-10/8, dải hội tụ nhiệt đới trên Biển Đông có xu thế hoạt động mạnh hơn, có thể gây thời tiết xấu như mưa dông, lốc xoáy, sóng lớn trên biển.

Trong đó khoảng ngày 15-20/7 có khả năng xuất hiện các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới và phát triển thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông. Theo một số mô hình dự báo trên thế giới, xoáy thuận nhiệt đới có thể xuất hiện ngoài khơi Philippines trong những ngày tới, sau đó đi vào và hoạt động trên Biển Đông.

Theo các tính toán của mô hình thì khoanh vùng thời điểm có xoáy thuận đổ bộ Việt Nam có thể trong các ngày 21-23/7. Áp cao cận nhiệt đới khi này có xu hướng lấn Tây và có xu hướng kéo các xoáy thuận về gần hơn với Việt Nam. Từ ngày 17-24.7, khả năng sẽ có mưa nhiều hơn tại Bắc bộ và Trung bộ.

Thời tiết biển chuyển xấu dần, gió Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh lên từ ngày 13/7. Các vùng biển từ Bình Thuận - Cà Mau và Nam biển Đông bao gồm QĐ. Trường Sa của Việt Nam chúng ta sẽ có gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5-6, giật cấp 7-8, biển động.

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, những năm có El Nino chi phối như năm nay, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông thường ít hơn trung bình nhiều năm.

Theo thống kê trung bình mỗi năm có 5-7 cơn bão/áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Trong những năm El Nino trung bình mỗi tháng có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%.

Tuy nhiên, trong điều kiện El Nino, bão/áp thấp nhiệt đới thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8, 9). Nguy cơ xuất hiện các cơn bão mạnh, dị thường, có cường độ và quỹ đạo diễn biến phức tạp. Điển hình như năm 2009, xuất hiện cơn bão số 9 (Ketsana) đi vào địa phận các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi gây ra đợt lũ lớn, lũ lịch sử vào cuối tháng 9/2009. Đỉnh lũ năm 2009, tại các sông chính từ Quảng Bình đến Phú Yên đều vượt báo động 3. Ngập lụt nghiêm trọng từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Kon Tum.

Trước đó vào ngày 5/5, trên Biển Đông xuất hiện một áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này di chuyển chậm và suy yếu trên khu vực giữa Biển Đông vào ngày 7/5, không gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa diện rộng nhiều nơiÁp thấp nhiệt đới gây mưa diện rộng nhiều nơi

SKĐS - Ngày mai (22/10), áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông. Do khối khí lạnh đang bao trùm nên áp thấp nhiệt đới ít có khả năng phát triển thành bão mạnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lấy Sổ Tiết Kiệm 200 Tỷ “Ảo” Làm “Mồi Câu”, Nữ Quái Giả Danh Đại Tá Lừa Đảo Ca Sĩ Nổi Tiếng | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn