Trung Quốc đang tiến hành cải tạo, xây dựng phi pháp trên ít nhất 7 bãi đã thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo các bức ảnh được tạp chí quốc phòng HIS Jane’s công bố hồi tháng 2/2015. (Ảnh: Diplomat)
Kể từ giữa năm 2014, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây các đảo nhân tạo phi pháp tại các bãi đá đang chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. (Ảnh: AFP)
Trung Quốc bị nghi đang xây dựng một đường băng phi pháp trên bãi Xu bi thuộc quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Diplomat)
Không chỉ ồ ạt xây đảo nhân tạo, Trung Quốc còn xây dựng các “đảo nổi di động” có thể được sử dụng cho mục đích quân sự tại Biển Đông. (Ảnh: Popsci )
Trung Quốc ngày 9/4 đã công khai kế hoạch sử dụng các hòn đảo nước này bồi đắp trái phép trên Biển Đông vì mục đích quốc phòng cũng như dân sự. Thông tin này được người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công bố với báo giới ngày 9/4. (Ảnh: Xinhua)
Đô đốc Harry Harris Jr., Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, cáo buộc Trung Quốc xây “vạn lý trường thành cát” trên Biển Đông. (Ảnh: News)
Chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó đô đốc Robert Thomas, đã kêu gọi ASEAN thiết lập lực lượng chung để tuần tra Biển Đông. (Ảnh: Wikimedia)
Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng các hành động cải tạo của Trung Quốc làm cả thế giới lo ngại. (Ảnh: Philippinesdaily)
Tổng thống Mỹ đã nhiều lần lên tiếng về các hành vi làm gia tăng căng thẳng của Bắc Kinh liên quan tới các tranh chấp chủ quyền. Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt nước nhỏ trong tranh chấp Biển Đông. (Ảnh: Telegraph)
Tại hội nghị trực tuyến với Tư lệnh Hải quân Mỹ Jonathan Greenert, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi mời Mỹ dùng đảo nhân tạo Biển Đông nhưng Mỹ thẳng thừng bác bỏ. (Ảnh: News)
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop hôm nay (11/5) cho biết Úc hối thúc Trung Quốc không lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông để tránh làm leo thang xung đột tại vùng biển này. (Ảnh: News.com.au)
Một quan chức Mỹ ngày 12/5 tiết lộ, Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều các máy bay và tàu quân sự để khẳng định tự do hàng hải quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc gia tăng xây dựng ở Biển Đông. (Ảnh: Getty)
Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương-981 trở lại Biển Đông từ hôm 6/5. Hải Dương-981 chính là giàn khoan đã được Trung Quốc triển khai một cách phi pháp vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014. (Ảnh: News)
Trước động thái trên của Trung Quốc, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 14/5 cho biết Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ giàn khoan Hải Dương-981 và đã có sự chuẩn bị để ứng phó với những tình huống có thể xảy ra trên biển. (Ảnh: Hữu Nghị)
An Bình