Biển Đông chính thức đón bão số 2, khu vực nào bị ảnh hưởng?

21-07-2024 10:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão trên Biển Đông với sức gió mạnh cấp 10, khu vực Vịnh Bắc Bộ sẽ là nơi bão hướng đến. Dự báo diễn biến bão rất khó lường do tương tác với cơn bão Gaemi đang hoạt động ngoài khơi của Philippines.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, mưa lớn duy trì nhiều nơiÁp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, mưa lớn duy trì nhiều nơi

SKĐS - Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vẫn đang tiếp tục mạnh lên thành bão vào đêm nay (21/7), nhiều khu vực trên cả nước duy trì mưa dông, có nơi mưa rất to, đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024.

Hồi 0 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15km/h.

Biển Đông chính thức đón bão số 2, khu vực nào bị ảnh hưởng?- Ảnh 2.

Vị trí và đường đi của bão số 2 trên Biển Đông.

Trên biển, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh.

Dự báo diễn biến bão (trong 24 đến 72 giờ tới)

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

07h/22/7

Tây Bắc, 10-15 km/h

19,0 N-109,7E; trên đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Cấp 8, giật cấp 10

15,0N-21,0N; 108,0-113,0E

Cấp 3: vùng biển phía Tây khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi

07h/23/7

Tây Bắc, khoảng 10 km/h đi vào vịnh Bắc Bộ và suy yếu dần

20,8N-108,5E; trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ

Cấp 6-7, giật cấp 9

Phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; 106,5-112,0E

Cấp 3: vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), khu vực vịnh Bắc Bộ

07h/24/7

Tây Bắc, khoảng 10 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp

22,7N-107,3E; trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

< Cấp 6

Phía Bắc vĩ tuyến 18,5N; phía Tây kính tuyến 111,0E

Cấp 3: khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ

Vùng biển phía Tây khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.

Theo các chuyên gia, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khơi của Philippines cũng mạnh lên thành bão từ 20/7, có tên quốc tế là Gaemi. Đây là cơn bão tăng cấp nhanh, dự báo cường độ rất mạnh.

Do sự tương tác với bão Gaemi, dự báo diễn biến của bão số 2 sẽ rất phức tạp và khó lường. Kịch bản có khả năng cao nhất hiện nay là bão số 2 sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, đi vào vịnh Bắc Bộ và suy yếu dần.

Đây là cơn bão thứ hai trên Biển Đông trong năm nay. Cơ quan khí tượng nhận định bão năm nay đến muộn, xuất hiện dồn dập vào tháng 9-11. Dự báo có 11-13 bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó 5-7 cơn ảnh hưởng đất liền Việt Nam.

Về dự báo mưa dông, cơ quan khí tượng cho biết, chiều và tối 21/7 ở khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm. Từ đêm 21/7, mưa lớn giảm dần.

Ngoài ra, ngày và đêm 21/7 khu vực Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Chiều và đêm 21/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão có diễn biến phức tạpÁp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão có diễn biến phức tạp

SKĐS - Hiện ngoài khơi Philippines đã hình thành một áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7. Sự tương tác giữa hai áp thấp nhiệt đới này sẽ khiến diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông rất phức tạp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 21/7: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của những người đồng nghiệp | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn