Hà Nội

Biến chứng thường gặp khi không sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

23-05-2024 08:00 | Y học 360
google news

Viêm mũi dị ứng tuy là bệnh lý lành tính nhưng không thể tự khỏi cũng như không thể chữa khỏi, và cần sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng. Trong trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời hay không sử dụng thuốc có thể dẫn đến những biến chứng, đặc biệt trên đối tượng trẻ nhỏ có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng.

Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 10-20% dân số và có dấu hiệu ngày càng gia tăng.

Viêm mũi dị ứng, tùy theo căn nguyên gây bệnh có thể phân loại thành các dạng:

- Viêm mũi dị ứng thời tiết hay viêm mũi dị ứng theo mùa. Đây là tình trạng xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm, đặc biệt là khi giao mùa. Nguyên nhân do yếu tố gây bệnh thường là các loại phấn hoa hay nấm mốc. Một người có thể đồng thời bị dị ứng nhiều loại phấn hoa khác nhau.

- Viêm mũi dị ứng lâu năm hay quanh năm thường gặp khi người bệnh tiếp xúc với lông chó mèo, bụi bẩn, các loài gặm nhấm trong nhà. Tình trạng ngày xảy ra thường xuyên, không có chu kỳ, quy luật.

- Viêm mũi dị ứng do liên quan tới đặc thù công việc do những yếu tố căn nguyên gây dị ứng xuất hiện ở nơi làm việc của người bệnh như hóa chất, kim loại, lông chó mèo, bụi phấn,...

Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra do cơ thể tăng sản xuất histamin khi tiếp xúc với các dị nguyên hay yếu tố gây dị ứng. Bình thường đây là cơ chế tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi cơ thể phản ứng quá mức với dị nguyên sẽ gây tình trạng viêm mũi dị ứng.

Biến chứng thường gặp khi không sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng- Ảnh 1.

Viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng do ô nhiễm môi trường

Hiện nay tình trạng mắc viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng. Ngoài nguyên nhân do di truyền, bất thường cấu trúc mũi thì nguyên nhân do thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là những yếu tố khách quan khiến tỉ lệ mắc bệnh gia tăng không ngừng theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm mũi dị ứng

Triệu chứng của bệnh lý viêm mũi dị ứng bao gồm triệu chứng bệnh theo chu kỳ và không theo chu kỳ, trong đó:

Triệu chứng bệnh theo chu kỳ thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục. Mắt ngứa, đỏ và chảy nước mắt nước mũi nhiều với dịch nhầy trong. Ngoài ra người bệnh có thể gặp tình trạng uể oải nặng đầu, rát bỏng ở kết mạc hay vòm họng. Thường những triệu chứng này tái phát theo chu kỳ, có khi kéo dài trong nhiều năm và mỗi đợt phát bệnh kéo dài khoảng vài ngày đến một tuần. Biến chứng có thể xảy ra của tình trạng này là thoái hóa phù nề niêm mạc mũi, phì đại cuống mũi, nghẹt mũi,...

Biến chứng thường gặp khi không sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng- Ảnh 2.

Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi là triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng

Triệu chứng bệnh không có chu kỳ có thể gặp vào bất kỳ khi nào mà không theo quy luật, có thể gặp khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng rồi giảm dần trong ngày. Thường khi mới bị người bệnh xuất hiện dịch mũi trong, tuy nhiên nếu càng để lâu thì càng đặc, chảy từng đợt, có thể gây hắt hơi nhiều giờ liên tục. Người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng do mũi không thở được, vì vậy rất sẽ bị viêm họng, viêm thanh quản.

Viêm mũi dị ứng có tự khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh lý xảy ra do cơ thể "phản ứng quá mức" trước các tác nhân dị nguyên. Đây hoàn toàn không phải bệnh lý có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Bệnh lý cũng được đánh giá là lành tính, tuy nhiên bệnh lý này không thể tự khỏi cũng như không thể chữa khỏi. Đối với bệnh lý này, phác đồ điều trị hiện nay là sử dụng thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng thường gặp để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Biến chứng thường gặp khi không sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Như đã đề cập, viêm mũi dị ứng không thể tự khỏi cũng như không thể chữa khỏi. Người bệnh cần sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng.

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng như thoái hóa, phù nề niêm mạc mũi gây nên tình trạng nghẹt mũi; cuốn mũi quá phát xen kẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa polyp. Ngoài ra có thể gây viêm loét vùng tiền đình mũi hay viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang.

Bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ nếu không điều trị kịp thời. Lúc này viêm phế quản có thể lan xuống phổi gây bệnh viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Biến chứng thường gặp khi không sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng- Ảnh 3.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ có thể gây những biến chứng nghiêm trọng

Như vậy, viêm mũi dị ứng dù lành tính tuy nhiên cần được điều trị kịp thời để tránh nguy cơ những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc kháng histamin là nhóm thuốc đầu tay điều trị viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc này sẽ ngăn chặn trực tiếp nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng - do tiết histamin quá mức. Thuốc kháng histamin ngăn chặn hệ miễn dịch tiết histamin từ đó loại bỏ các triệu chứng do phản ứng "quá mức" của cơ thể trước dị nguyên. Nhóm thuốc này cũng an toàn hơn corticoid trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 - Telfor (Fexofenadin)

Telfor là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 - sản phẩm của DHG Pharma, sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn JAPAN GMP được sử dụng trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay mạn tính. Telfor được coi là thuốc đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng theo mùa.

Telfor có chứa thành phần hoạt chất chính là Fexofenadin, có khả năng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Telfor giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như chảy nước mắt, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi,... Người bệnh viêm mũi dị ứng sử dụng Telfor không gây tình trạng buồn ngủ, không tỉnh táo. Đây là một giải pháp giúp người bệnh cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Telfor với thành phần fexofenadin không qua được hàng rào máu não nên ít gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Fexofenadin được chấp thuận sử dụng ngay cả đối với phi công. Ngoài ra thuốc không gây hội chứng cai nghiện nên người dùng có thể ngưng sử dụng sản phẩm mà không cần giảm liều.

Telfor được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn JAPAN GMP. Đây là một trong những tiêu chuẩn khắt khe trong sản xuất thuốc, được cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA) cấp phép, phê duyệt. JAPAN GMP tương đương với EU GMP của châu Âu, CGMP của Hoa Kỳ.

Biến chứng thường gặp khi không sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng- Ảnh 4.

Telfor - Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Telfor được bào chế dưới dạng viên với 3 hàm lượng khác nhau (60mg, 120mg và 180mg) giúp các bác sĩ, dược sĩ có nhiều lựa chọn trong việc đưa ra các chỉ dẫn dùng thuốc cho người bệnh. Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng theo khuyến cáo là uống 1 viên Telfor 60mg mỗi lần, ngày 2 lần. Với hàm lượng Telfor 120mg hay 180mg thì chỉ cần dùng 1 viên duy nhất mỗi ngày là đã đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Đối với những bệnh nhân suy thận có chỉ số CrCl < 80mL/phút vẫn có thể dùng thuốc, tuy nhiên cần điều chỉnh liều xuống 60mg/ngày.

Nhờ những ưu điểm nổi trội này, Telfor trở thành lựa chọn trong điều trị viêm mũi dị ứng.

*Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

PV


Ý kiến của bạn