Biến chứng thần kinh có thể xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 sau 5 năm hoặc ở bệnh nhân ĐTD typ 2 ngay thời điểm mới chẩn đoán. Đáng lo ngại, khoảng 60-70% người mắc bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) bị biến chứng thần kinh.
Hình ảnh của tế bào thần kinh. |
Tổn thương thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến cắt cụt chi ở người bệnh Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tổn thương những sợi thần kinh ở các chi: bàn chân, cẳng chân, cánh tay và bàn tay, trong đó hệ thống thần kinh chi dưới thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những triệu chứng bao gồm: tê bì, cảm giác châm chích, nóng rát, đau dữ dội, dần dần dẫn đến giảm hoặc mất cảm giác với các kích thích đau, nóng, lạnh. Khi đó người bệnh có thể bị bỏng, bị các vật sắc nhọn gây chấn thương mà không hề hay biết. Các vết thương này dễ bị nhiễm khuẩn nặng và dẫn đến hoại tử, nếu vùng hoại tử lan rộng người bệnh có thể phải cắt cụt chi. Ngoài ra tổn thương thần kinh ngoại biên còn gây mất thăng bằng, yếu cơ làm giảm khả năng vận động.
Liệt dương, rối loạn chức năng tim mạch, tiêu hoá… ở người bệnh ĐTĐ – hậu quả của tổn thương thần kinh tự động
Thần kinh tự động đóng vai trò kiểm soát hoạt động của các cơ quan thuộc hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục… Hậu quả của tổn thương thần kinh tự động ở dạ dày làm chậm tiêu, khó tiêu, trường hợp nặng có thể gây liệt dạ dày; ở ruột gây táo bón, tiêu chảy không kiểm soát được. Thần kinh tự động kiểm soát hệ tim mạch bị tổn thương, khiến cơ thể mất khả năng điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, dẫn tới tụt huyết áp khi thay đổi tư thế. Chứng khô âm đạo ở phụ nữ, rối loạn cương dương ở nam giới, cũng như nhiễm trùng đường tiểu tái phát thường xuyên ở người bị mắc bệnh ĐTĐ cũng xuất phát từ những tổn thương thần kinh tự động.
Hệ thống thần kinh trải dài khắp cơ thể và điều tiết hoạt động của các cơ quan. |
Đặc biệt tổn thương thần kinh tự động còn làm giảm cảm nhận của cơ thể trước tình trạng hạ đường huyết. Bình thường, khi đường huyết hạ xuống quá thấp, người bệnh sẽ có những triệu chứng như run tay, vã mồ hôi, tim đập nhanh...Tổn thương thần kinh tự động có thể làm mất đi các dấu hiệu cảnh báo, vì thế người bệnh dễ bị hôn mê, thậm chí tử vong do hạ đường huyết, nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng thần kinh có thể xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 sau 5 năm hoặc ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ngay thời điểm mới chẩn đoán. Khoảng 60 - 70% người mắc bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) bị biến chứng thần kinh, mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vào vị trí của sợi thần kinh bị tổn thương, thời gian mắc bệnh & mức độ ổn định đường huyết.
Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự trầm trọng của biến chứng thần kinh, từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa, giúp hạn chế những hiểm hoạ thầm lặng do nó gây ra, chương trình giao lưu trực tuyến chủ đề “PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG" với sự tham gia trả lời của GS.TS Thái Hồng Quang - Phó Chủ tich Hội Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết ĐTĐ Hà Nội vào 14h30 ngày 15/11/2012 tại website: http://www.tuvansuckhoe24h.com.vn/.