Nếu bạn bị rau tiền đạo mà không phát hiện và theo dõi sát sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:
Chảy máu nặng có thể đe dọa tính mạng. Chảy máu âm đạo có thể xảy ra trong quá trình lao động, sinh nở hoặc vài giờ đầu tiên sau khi sinh.
Sinh non: Chảy máu nghiêm trọng cần mổ lấy thai khẩn cấp trước khi em bé của bạn đủ tháng.
Chẩn đoán?
Rau tiền đạo được phát hiện qua siêu âm, có thể là trong một lần khám trước khi sinh thường quy hoặc sau một đợt chảy máu âm đạo.
Chẩn đoán xác định có thể đòi hỏi một sự kết hợp của siêu âm bụng và siêu âm đầu dò âm đạo. Trong những trường hợp khó, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để xác định rõ vị trí của rau thai.
Nếu cơ sở y tế nghi ngờ rau tiền đạo, cần tránh thăm khám âm đạo thường xuyên để giảm nguy cơ chảy máu nặng.
Điều trị thế nào?
Thái độ xử trí và điều trị rau tiền đạo phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm: lượng máu chảy, tuổi thai, sức khỏe của bạn, sức khỏe của bé, vị trí của rau thai và em bé.
Đối với rất ít hoặc không có xuất huyết: Nếu bạn có ít hoặc không có chảy máu, bạn cần nghỉ ngơi tại giường. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải nằm trên giường hầu hết thời gian - ngồi và chỉ đứng khi cần thiết.
Bạn sẽ cần phải tránh quan hệ tình dục, có thể gây chảy máu. Hãy chuẩn bị để tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn bắt đầu chảy máu. Bạn cần đến bệnh viện nhanh chóng nếu chảy máu hoặc tình trạng tiến triển nặng hơn.
Nếu không phải rau tiền đạo trung tâm, rau thai không hoàn toàn che cổ tử cung, bạn có thể được theo dõi chuyển dạ ở bệnh viện có chuyên khoa sản. Nếu chảy máu nhiều, bạn có thể cần một cuộc sinh mổ khẩn cấp.
Đối với xuất huyết nặng: Nếu bạn đang chảy máu, bạn cần nghỉ ngơi tại giường ở bệnh viện, trường hợp chảy máu nghiêm trọng cần phải được truyền máu. Bác sĩ sẽ lập kế hoạch một cuộc đẻ mổ ngay khi bé có thể được sinh ra một cách an toàn, tốt nhất là sau 36 tuần của thai kỳ. Nếu bạn cần một cuộc đẻ mổ trước 36 tuần, bạn sẽ phải dùng thuốc corticosteroid để tăng tốc độ phát triển phổi của bé.
Đối với chảy máu không ngừng: Nếu chảy máu không thể kiểm soát hoặc thai nhi yếu đi, bạn cần một cuộc đẻ mổ khẩn cấp - mặc dù lấy em bé là quá sớm. Chỉ có như vậy thì mới cứu được mẹ và hy vọng cho con.
BS. Trần Tất Đạt