Chốc lở thông thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Đối với biến chứng thường gặp là chàm hóa, chốc tái đi tái lại xuất hiện nhiều mụn nước mới, ngứa. Nhiều trường hợp trẻ em, người cao tuổi bị suy dinh dưỡng nặng hay người suy giảm miễn dịch, thương tổn ăn sâu… dễ bị chốc loét để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ.
Đối với trường hợp nặng, biến chứng thường thấy ở bệnh nhân có sức đề kháng yếu, chủ yếu do tụ cầu… dễ gây nhiễm trùng huyết; Ngoài ra biến chứng có thể gặp viêm cầu thận cấp, viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…
Bác sĩ Phạm Mai
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng bệnh, về mùa hè nên cho trẻ ở nơi thoáng mát, rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan. Không để da không bị xây xát, tránh bụi bẩn, thiếu ánh sáng, tránh chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, côn trùng. Hàng ngày tắm rửa thường xuyên, tắm cho trẻ bằng nước sạch, tránh làm xây xát. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày, cắt tóc, cắt móng tay. Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh.
Điều trị tích cực vết thương, vết xước, vết côn trùng cắn trên da bằng cách rửa sạch vết thương, dùng thuốc sát khuẩn, mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân bị chốc lở cần được cách ly ở phòng riêng, dùng riêng các đồ dùng sinh hoạt như chăn màn, khăn tắm, chậu rửa mặt... để tránh lây lan cho người khác. Phải giặt quần áo, đồ vải và khăn của bệnh nhân riêng và khử khuẩn bằng cách luộc sôi từ 5 - 10 phút. Người chăm sóc bệnh nhân cần đeo găng tay khi tiếp xúc, thay băng...
Mời các bạn xem bài sau: Cách xử trí đúng
vào ngày 25/6/2015