Chlamydia là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể truyền sang con với những hậu quả nghiêm trọng. Vì thường không có triệu chứng nên điều quan trọng là phải xét nghiệm sớm trong thai kỳ. Nếu có kết quả dương tính, cả vợ và chồng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
1. Chlamydia là gì?
Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây truyền qua đường tình dục. Nó có thể xảy ra ở cơ quan sinh sản, trong miệng, niệu đạo và trực tràng. Nơi phổ biến nhất của vi khuẩn là ở cổ tử cung. Chlamydia cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường khi đi qua đường sinh dục của mẹ. Khi điều này xảy ra, thai nhi có thể bị nhiễm trùng phổi và mắt.
Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, được biết đến như một bệnh nhiễm trùng "im lặng". Khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào và khoảng 50% nam giới cũng vậy. Vì rất ít người mắc Chlamydia biểu hiện các triệu chứng nên nhiều người trong số họ thậm chí không biết mình mắc bệnh. Điều này có nghĩa là những người mắc bệnh có thể không được điều trị và tiếp tục truyền bệnh.
Cơ thể chúng ta không phát triển khả năng miễn dịch chống lại Chlamydia, vì vậy nếu mắc bệnh này một lần và được điều trị, có thể mắc lại.
Nếu bị nhiễm Chlamydia, có thể truyền bệnh cho đến khi được điều trị thích hợp. Để điều trị nhiễm Chlamydia, thuốc kháng sinh cụ thể được kê đơn. Sau khi được chẩn đoán, người đó được hướng dẫn không quan hệ tình dục trong bảy ngày sau khi nhận một liều kháng sinh hoặc cho đến khi họ hoàn thành đợt điều trị kháng sinh 7 ngày. Nếu vợ được chẩn đoán mắc bệnh Chlamydia nên nói với chồng hoặc ngược lại để cũng được điều trị thích hợp.
2. Chlamydia có thể ảnh hưởng đến thai kỳ?
Có những rủi ro liên quan đến mang thai và Chlamydia. Nếu phụ nữ bị nhiễm Chlamydia khi đang mang thai, sẽ được điều trị để chữa khỏi nhiễm trùng. Nếu được điều trị bệnh Chlamydia nhưng chồng không được điều trị, có thể bị tái nhiễm và sẽ cần được xét nghiệm lại và điều trị lại.
Phụ nữ bị Chlamydia không được điều trị trong thời gian mang thai càng lâu thì tình trạng nhiễm trùng càng trở nên tồi tệ hơn. Điều này dẫn đến các biến chứng khi mang thai như sinh non, vỡ ối sớm và trẻ nhẹ cân. Những biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hoặc gây khó khăn cho việc mang thai, do đó nếu đang mang thai bắt buộc phải điều trị Chlamydia.
Khi bệnh Chlamydia không được điều trị, có thể gây bệnh viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra nhiều vấn đề cho phụ nữ, bao gồm:
- Viêm cổ tử cung (khí hư màu vàng hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục)
- Viêm niệu đạo (chảy ra từ niệu đạo, đi tiểu đau hoặc tăng tần suất đi tiểu)
- Đau vùng chậu mạn tính
- Đau khi quan hệ tình dục (chứng khó giao hợp)
- Chảy máu giữa các thời kỳ
- Mang thai ngoài tử cung
- Chlamydia lây lan, phát triển
Nếu một phụ nữ bị Chlamydia trong thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Vỡ ối sớm
- Sinh non
- Cân nặng khi sinh thấp
- Nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh
- Nhiễm trùng phổi ở trẻ sơ sinh
Một vấn đề khác với những phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trong thai kỳ là việc bị nhiễm bệnh khiến bạn dễ mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác, chẳng hạn như bệnh lậu hoặc HIV.
Có thể truyền Chlamydia cho thai nhi
Khi mang thai bị bệnh Chlamydia, thai nhi có thể bị lây nhiễm nếu thai phụ không được điều trị đúng cách đối với Chlamydia trong thai kỳ.
Chlamydia trong thời kỳ mang thai có thể lây nhiễm sang trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường khi đi đường sinh dục của mẹ và một số mối lo ngại phổ biến về sức khỏe đối với trẻ sơ sinh là nhiễm trùng mắt và phổi.
Nếu phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trong thời kỳ đầu mang thai nhưng được điều trị thì bệnh sẽ khỏi trước khi sinh con. Nếu khỏi bệnh trong khi sinh, Chlamydia không thể truyền sang em bé. Việc điều trị Chlamydia trong thai kỳ và khám sàng lọc theo dõi để đảm bảo thai phụ khỏi nhiễm trùng là rất quan trọng.
3. Các triệu chứng của Chlamydia khi mang thai
Có một số dấu hiệu cho thấy phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trong thai kỳ. Các triệu chứng của Chlamydia đều giống nhau cho dù có thai hay không với những dấu hiệu phổ biến sau:
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Tiết dịch màu vàng hoặc xanh từ vùng âm đạo
- Đau thắt lưng và đau bụng
- Đau khi quan hệ tình dục
4. Chlamydia khi mang thai được chẩn đoán như thế nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ tất cả phụ nữ mang thai dưới 25 tuổi và phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ nhiễm Chlamydia nên được sàng lọc Chlamydia trong lần khám thai đầu tiên và sau đó được sàng lọc lại trong lần khám thai đầu tiên ở tam cá nguyệt thứ ba.
Đối với phụ nữ mang thai có kết quả sàng lọc dương tính, nên thực hiện xét nghiệm điều trị để đảm bảo hết bệnh. Xét nghiệm này thường được thực hiện một hoặc hai tuần sau khi hoàn thành điều trị bằng kháng sinh. Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (PCR) là xét nghiệm nhạy cảm và đặc hiệu nhất để phát hiện nhiễm Chlamydia và đã trở thành xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán xác định.
5. Điều trị Chlamydia khi mang thai
Nhiễm trùng Chlamydia luôn được điều trị bằng thuốc kháng sinh cho dù có thai hay không. Nhưng việc lựa chọn kháng sinh có thể khác nhau. Bác sĩ sẽ kê một liều kháng sinh đơn hoặc một đợt kháng sinh kéo dài 7 ngày và sẽ đề nghị xét nghiệm chẩn đoán sau 1 - 2 tuần sau khi kết thúc điều trị.
Hãy nhớ rằng nếu bị nhiễm Chlamydia trong thời kỳ mang thai và được cho uống một đợt kháng sinh, cần làm xét nghiệm chẩn đoán và sàng lọc lại trong tam cá nguyệt tháng ba. Cơ hội tái nhiễm là phổ biến với bệnh lây truyền qua đường tình dục này, do đó cần một phương pháp điều trị khác cho bệnh Chlamydia trong thai kỳ nếu bị tái nhiễm.
6. Cách phòng ngừa Chlamydia khi mang thai
Có nhiều cách để kiểm tra xem có bị nhiễm Chlamydia trong thời kỳ đầu mang thai hay không và cách điều trị cũng như chữa khỏi nhiễm trùng là duy trì mối quan hệ một vợ một chồng khi cả hai đối tác đều có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bao cao su giúp ích phần nào, nhưng chỉ ngăn chặn sự lây lan của Chlamydia trong khi giao hợp.
Những rủi ro liên quan đến Chlamydia không quá nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời, tuy nhiên nhiều người thậm chí không biết mình mắc bệnh, do đó bệnh có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, truyền bệnh cho em bé, gây vỡ màng ối sớm, sinh non và nhẹ cân, bao gồm cả vô sinh.
Chlamydia rất dễ kiểm tra và điều trị nếu có dự định mang thai hoặc đang mang thai, phụ nữ nên đi khám để sàng lọc Chlamydia để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chuyên gia tiết lộ những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới