Hiện tượng này ít xảy ra nhất trong các vấn đề về xuất tinh. Tuy nhiên, đây lại là một nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở nam giới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Thế nào gọi là xuất tinh ngược dòng?
Xuất tinh ngược dòng là chỉ quá trình giao hợp bình thường, có thể đạt được cao trào tình dục, đồng thời có động tác và cảm giác xuất tinh, nhưng không thấy tinh dịch. Sau khi giao hợp, đi tiểu thấy nước tiểu có lẫn những lợn cợn màu trắng đục.
Hiện tượng này được giải thích như sau: Thông thường, đường xuất tinh kết hợp với niệu đạo sẽ tạo thành một kết cấu hình chữ Y. Tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo có thể thông với bàng quang.
Cấu tạo của cơ vòng ở cổ bàng quang và ở niệu đạo giống như cánh cửa, "cửa" bàng quang đóng lại thì "cửa" niệu đạo mở ra để khi nam giới lên đỉnh chuẩn bị xuất tinh thì tinh dịch sẽ phóng ra ngoài. Nhưng nếu cơ vòng ở cổ bàng quang mà mất khả năng co thắt, cửa niệu đạo bị đóng lại thì tinh dịch sẽ không ra ngoài được nữa mà bị chạy ngược vào trong bàng quang, gây ra chứng xuất tinh ngược.
Nguyên nhân của chứng xuất tinh ngược dòng
Nguyên nhân gây xuất tinh ngược là do tổn thương các sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cổ bàng quang và cơ thắt tuyến tiền liệt, khiến cho các cơ vòng ở vùng này bị mất khả năng co thắt, thường gặp trong một số bệnh lý sau:
- Bệnh đái tháo đường: Do tổn thương các nhánh thần kinh giao cảm tới cổ bàng quang nên có thể dẫn tới không xuất tinh, giảm xuất tinh hay xuất tinh ngược dòng.
- Sau phẫu thuật cắt bỏ u xơ tiền liệt tuyến, cắt bỏ đại tràng... và một số biến chứng từ bệnh lý cột sống như thoái hóa, gai đôi, dị dạng… Các phẫu thuật vào vùng tiểu khung gây tắc nghẽn dẫn truyền giao cảm, khiến các cơ ở cổ bàng quang bị mất khả năng co thắt, gây nên xuất tinh ngược.
- Do tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới các dây thần kinh kiểm soát các cơ bắp liên quan đến xuất tinh như các thuốc điều trị bệnh tâm thần, bệnh tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt…
- Do dị dạng bẩm sinh ở niệu đạo và bàng quang.
- Các nguyên nhân khác: Sau mổ nội soi vùng bàng quang, các bệnh gây xơ cứng cổ bàng quang, các rối loạn co thắt cơ vùng niệu đạo... hoặc các nguyên nhân nội tiết trong bệnh u tuyến yên làm tăng prolactin máu.
- Một nguyên nhân nữa mà rất nhiều nam giới mắc phải, dẫn đến xuất tinh ngược, đó là việc kìm nén xuất tinh. Trong quá trình giao hợp, vì muốn duy trì khả năng cương càng lâu càng tốt, quý ông thường cố gắng kiềm chế không xuất tinh. Một số cặp vợ chồng lại kiềm chế xuất tinh để tránh thụ thai. Không còn đường, buộc lòng những tinh binh phải tìm đường khác để xuất. Chúng sẽ đi ngược trở lên bàng quang gây xuất tinh ngược. Nếu kéo dài tình trạng này, chủ nhân vô tình tạo thói quen di chuyển của tinh binh theo chiều ngược dòng.
Lời khuyên của bác sĩ
Để phòng tránh chứng xuất tinh ngược dòng, bạn nên:
- Cố gắng duy trì việc kiểm soát lượng đường trong máu khi mắc bệnh đái tháo đường.
- Tránh xa các loại dược phẩm dễ gây xuất tinh ngược
- Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, vận động điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa các bệnh lý như tiểu đường, trầm cảm, tim mạch, huyết áp…
- Nếu có bệnh và phải dùng thuốc điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ, cụ thể là xuất tinh ngược dòng, để được đề xuất những phương án ít bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hơn.
Xem thêm video được quan tâm
Những thực phẩm nên tránh trước kỳ thi quan trọng.