Hà Nội

Bị vảy nến trong thời gian thai kỳ có nguy hiểm không?

22-05-2022 14:15 | Bệnh phụ nữ
google news

SKĐS - Nhiều phụ nữ mắc bệnh vảy nến khi mang thai có tâm lý lo ngại bệnh có ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi. Vậy thực tế bệnh sẽ tiến triển ra sao trong thời gian phụ nữ mang thai và những điều cần lưu ý là gì?

Vảy nến (POS) là một bệnh rối loạn da mãn tính, đặc trưng bởi các sẩn và mảng đỏ ranh giới rõ, vảy trắng dễ bong. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản- 3/4 bệnh nhân phát bệnh trước 40 tuổi. Lựa chọn liệu pháp điều trị bằng thuốc ít gây rủi ro nhất cho thai nhi là vấn đề chính trong việc quản lý vảy nến ở phụ nữ có thai. Nên lên kế hoạch mang thai khi tình trạng bệnh nhẹ và đang không phải dùng thuốc để điều trị bệnh hoặc đang dùng liều tối thiểu có hiệu quả của các loại thuốc có tác dụng an toàn cho thai nhi tốt nhất. Đối với những bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình đến nặng nên trì hoãn mang thai.

Những biến cố bất lợi liên quan đến tỉ lệ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, sinh non ở những phụ nữ mang thai mắc POS là tương đương với quần thể chung. Các triệu chứng PSO có xu hướng giảm ở những phụ nữ mang thai mắc vảy nến.

Đối với những bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình đến nặng nên trì hoãn mang thai.

Đối với những bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình đến nặng nên trì hoãn mang thai.

1.Mối liên quan của bệnh vẩy nến trong thời gian mang thai

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy mang thai có tác động tích cực tới bệnh vảy nến và các triệu chứng bệnh có nhiều khả năng cải thiện hơn là xấu đi, nếu chúng thay đổi. Phần lớn sự cải thiện được nhận thấy trong tam cá nguyệt đầu tiên và một số trong tam cá nguyệt thứ hai, và duy trì tác động ở các lần mang thai tiếp theo.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự cải thiện của bệnh vảy nến trong thai kì có liên quan đến việc ức chế hệ thống miễn dịch qua tác động của hormone. Họ cho rằng progesterone đóng vai trò lớn nhất trong việc cải thiện bệnh vảy nến, những thay đổi nội tiết tố của thai kỳ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sừng vì các tế bào này đã được chứng minh là chuyển hóa các hormone steroid như estrogen và progesterone.

Tuy nhiên cần lưu ý, các triệu chứng bệnh vảy nến có thể bùng phát trong thời kỳ hậu sản- 40% –90% phụ nữ bùng phát bệnh vảy nến trong thời kì hậu sản, theo nhiều nghiên cứu.

2. Triệu chứng của bệnh vảy nến khi mang thai

Vảy nến có những triệu chứng đặc trưng khá dễ nhận biết dù là ở người thường hay phụ nữ đang mang thai. Đó là các biểu hiện:

  • Sưng khớp, đau khớp.
  • Vùng da đỏ ửng, có các viền đỏ phân định giữa khu vực da khỏe mạnh và da mắc bệnh.
  • Xuất hiện các vảy có màu xám hoặc trắng bạc, hơi cứng trên da.
  • Da bong tróc thành từng mảng. Nếu vảy xuất hiện trên da đầu sẽ dễ nhầm lẫn là gàu.
  • Cảm giác ngứa ngáy, nứt nẻ, bứt rứt.
  • Vảy nến xuất hiện ở các khớp, khuỷu tay và đầu gối.

Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe mẹ và em bé, khi thấy các triệu chứng bất thường, chị em phải ngay lập tức thăm khám và điều trị

3. Điều trị cách nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Điều trị vảy nến được chia thành ba loại chính: liệu pháp tại chỗ, quang trị liệu và liệu pháp toàn thân. Lựa chọn điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Liệu pháp tại chỗ và quang trị liệu thường được ưu tiên để điều trị cho phụ nữ mang thai.

Điều trị vảy nến được chia thành ba loại chính: liệu pháp tại chỗ, quang trị liệu và liệu pháp toàn thân.

Điều trị vảy nến được chia thành ba loại chính: liệu pháp tại chỗ, quang trị liệu và liệu pháp toàn thân.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:

  • Pha loãng nước muối loãng thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương.
  • Lấy phần ruột nha đam rồi bôi lên da, kết hợp massage cho các tinh chất dịu nhẹ thấm vào da làm mềm vảy và dưỡng ẩm da.
  • Tắm hoặc dùng lá trầu không sát lên chỗ có vẩy nến.
  • Bôi các loại kem, dầu như dầu oliu, dầu dừa. Bôi kem vitamin E và bôi lên da. Vitamin E sẽ thẩm thấu và giúp ngăn chặn tình trạng da bong tróc, cân bằng độ ẩm và nuôi dưỡng da khỏe mạnh hơn.
    Bệnh nhân vảy nến có nên tiêm vaccine phòng COVID-19?Bệnh nhân vảy nến có nên tiêm vaccine phòng COVID-19?

    SKĐS - Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp có tác động đáng kể đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp cho bệnh nhân vảy nến.

Xem thêm video được quan tâm

Cả nước còn bao nhiêu vùng đỏ COVID-19?


BS Trần Vinh (BV Da liễu TW)
Ý kiến của bạn