Ảnh minh hoạ
Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có tới 6 người bị trĩ tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Lý do khi mang thai, tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên, một lượng máu lớn phải lưu động để nuôi thai nhi khiến các tĩnh mạch bị giãn nở. Thai càng lớn, sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch càng cao, tĩnh mạch phần dưới trực tràng càng giãn to khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, do sự thay đổi nổi tiết tố của thai phụ, việc bổ sung nhiều canxi và sắt hơn thường ngày, ngại đi vệ sinh nên uống ít nước, ít vận động... sẽ dẫn đến táo bón. Việc gắng sức khi rặn để tống phân ra ngoài có thể tạo sức ép làm các tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến trĩ.
Ở giai đoạn đầu bệnh trĩ thường không có biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể xuất hiện triệu chứng như cảm giác ngứa rát đôi chút, sau đó xuất hiện chảy máu khi đi cầu, ban đầu người bệnh chỉ thấy máu dính bao quanh phân hay giấy vệ sinh, lâu dần máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia.
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con nhưng gây khó chịu trong sinh hoạt và gia tăng sự thiếu máu cho người mẹ.
Việc lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, có thể xử lý bằng cải thiện chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vệ sinh hợp lý. Rất ít thuốc chữa bệnh trĩ cho thai phụ, tuy nhiên, với các trường hợp trĩ gây khó chịu nhẹ, có thể cho dùng kem, mỡ, thuốc bôi chống viêm tại chỗ, thuốc nhét hậu môn (Proctolog)… kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày để giảm triệu chứng.
Các phương pháp thủ thuật thắt trĩ, chích xơ búi trĩ, mổ trĩ nội lớn độ 3, độ 4 hay trĩ có biến chứng như chảy máu, trĩ tắc mạch… chỉ được tiến hành sau khi sinh.
Trường hợp của bạn, hiện tại búi trĩ bị sưng to cỡ trái nho, không tự co lại, gây đau, rất có thể là bệnh trĩ ở cấp độ 3. Đây là giai đoạn cuối cùng có thể sử dụng phương pháp bảo tồn mà không cần phải phẫu thuật, ngoài ra việc điều trị nội khoa phù hợp giúp tránh tình trạng trĩ chảy máu nhiều, hay sa nghẹt phải sinh mổ.
Để giúp giảm đau, thu nhỏ búi trĩ, phòng trĩ biến chứng sa nghẹt, chống chảy máu nhiều, giúp sinh con theo phương pháp sinh thường thuận lợi, bạn nên thực hiện theo các phương pháp sau:
- Tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Hoặc có thể dùng túi đá lạnh chườm lên vùng hậu môn hằng ngày để giảm cảm giác đau do sưng tấy.
- Cần ăn tăng cường chất xơ như rau xanh, củ, quả và uống từ 2 - 2,5 lít nước/ngày, giúp làm mềm phân phòng ngừa táo bón. Khi bổ sung Canxi nên chú ý chọn lựa dạng nano để giúp hấp thu tối đa, và không thể quên dẫn chất vitamin D3. Bà bầu bổ sung viên sắt trong thai kỳ vô cùng quan trọng, nhưng thường đối mặt với chứng táo bón, bởi thế nên chọn lựa viên sắt hữu cơ thay vì dùng sắt vô cơ, đồng thời bổ sung kèm dầu mè đen với sắt hữu cơ để tăng khả năng hấp thụ và giảm tối đa các tác dụng phụ không mong muốn khi bổ sung dưỡng chất này.
- Cần luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc vận động tại chỗ. Tránh ngồi, đứng quá lâu, ngủ nên nằm nghiêng về bên trái, không nằm ngửa để giảm áp lực lên thành bụng. Tránh tăng cân quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
- Không được nín, nhịn khi buồn đi cầu. Rửa hậu môn bằng nước sạch rồi lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Với phụ nữ có thai, và sau sinh, để phòng chống bệnh trĩ an toàn, hiệu quả, nên sử dụng sản phẩm có thành phần Meriva(tinh chất nghệ phospholipid giúp hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường), cao diếp cá, cao đương quy, Rutin(chiết xuất hoa hòe) và Magie. Các thành phần này giúp phân mềm dễ đi cầu, gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ mao mạch, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Qua đó giúp thai phụ hết táo bón, giảm đau, chống chảy máu, co nhỏ búi trĩ hiệu quả, an toàn cho em bé. Nên sử dụng 4-6 viên/ngày trong thời gian có thai và sau sinh.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh