Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và lưu ý gì khi luyện tập?

12-06-2024 09:00 | Y học 360

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là băn khoăn của nhiều người do đặc thù của bệnh lý thường gây đau nhức khi vận động. Hơn nữa nếu tập luyện không đúng cách cũng có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy bên trong thoát khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, thậm chí đau lan rộng vùng thắt lưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể tăng lên khi vận động, nên người bệnh thường có tâm lý e ngại khi tập luyện tại nhà. Nhưng song song với điều trị theo phác đồ của bác sĩ, việc vận động phù hợp cũng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Trong đó đi bộ là hoạt động đơn giản, tương đối nhẹ nhàng đối với cột sống nên được nhiều người áp dụng để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm đi bộ có tốt không?

Theo bác sĩ Erik W. Waardenburg, bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic phòng khám ACC Hà Nội, nếu đi bộ đúng cách với tần suất phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người thoát vị đĩa đệm như:

- Cải thiện độ linh hoạt cho vùng lưng dưới nhờ hoạt động đi bộ giúp các cơ và dây chằng ở lưng, mông và chân được thư giãn và kéo căng.

- Tăng cường sức mạnh cơ bắp vùng chân, hông, bụng và cột sống, giúp hạn chế cơn đau ở lưng dưới.

- Đi bộ giúp tuần hoàn máu thuận lợi và giãn nở mạch máu, tăng cường cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho mô mềm, đĩa đệm.

- Hỗ trợ đào thải độc tố sinh lý do cơ bắp tạo ra trong quá trình co giãn. Những chất độc này có thể tích tụ ở các mô cơ tại lưng dưới, ảnh hưởng không tốt đến khớp và bệnh thoát vị đĩa đệm.

- Đi bộ thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng dư thừa cân làm tăng áp lực cho cột sống và đĩa đệm.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và lưu ý gì khi luyện tập?- Ảnh 1.

Đi bộ giúp tăng sức mạnh cơ bắp và thúc đẩy tuần hoàn máu, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.

Các lưu ý khi đi bộ cho người thoát vị đĩa đệm

Đi bộ chỉ mang lại lợi ích khi người bệnh thực hiện đúng cách. Bởi nếu đi bộ sai tư thế, đi bộ quá sức có thể gây căng thẳng cho cột sống và làm tổn thương đĩa đệm. Khi tập luyện đi bộ tại nhà người bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý:

Sử dụng giày đi bộ vừa vặn, có đệm gót: Lựa chọn giày phù hợp giúp giảm áp lực lên đôi chân và hạn chế chấn thương trong quá trình đi bộ.

Cường độ tập luyện hợp lý: Người bệnh nên đi bộ khoảng 5 - 10 phút/ngày, khi cơ thể đã quen thì tăng thời gian đi bộ lên 20 - 30 phút/ngày.

Chú ý tư thế đi bộ: Đi bộ với tư thế lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng phía trước, ngực ưỡn, mũi chân và bắp chân vuông góc với nhau.

Không nên bước đi quá dài và quá nhanh: Người bệnh nên đi bộ thoải mái, không bước quá dài hay quá nhanh, đồng thời chú ý tiếp đất bằng gót chân trước rồi đến bàn chân và mũi chân.

Điều hòa hơi thở đều đặn: Khi đi bộ, người bệnh nên tập hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để tránh mất sức quá nhiều.

Tránh thực hiện một số hoạt động khác trong khi đi bộ: Người bệnh không nên ăn vặt, nghe nhạc, trò chuyện hay sử dụng điện thoại trong quá trình đi bộ.

Đi bộ hay tập luyện tại nhà là giải pháp hỗ trợ cải thiện bệnh, quan trọng nhất là cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm sẽ giúp giảm đau nhanh và người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

Với liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, nhiều người thoát vị đĩa đệm sau khi điều trị tại Phòng khám ACC có thể đi lại và sinh hoạt bình thường, không còn bị cơn đau đeo bám.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và lưu ý gì khi luyện tập?- Ảnh 2.

Bác sĩ Erik W. Waardenburg thực hiện phương pháp Chiropractic cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Chiropractic với các thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ đưa các sai lệch xương khớp về vị trí tự nhiên ban đầu, giúp các dây thần kinh không còn bị chèn ép. Còn Vật lý trị liệu giúp kích thích tái tạo mô, cải thiện sự linh hoạt và dẻo dai của các khối cơ. Cùng liệu trình Phục hồi chức năng Pneumex Pneuback tại ACC có khả năng giảm áp cột sống và phục hồi các mô tổn thương hiệu quả. Qua đó giúp người bệnh hồi phục khả năng vận động, thuyên giảm cơn đau và ngăn ngừa đau trở lại lâu dài.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và lưu ý gì khi luyện tập?- Ảnh 3.

Bà Hảo và bác sĩ Erik tại phòng khám ACC Hà Nội.

Minh chứng cho hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm tại ACC là trường hợp của bà Trần Thị Hảo (81 tuổi, ngụ tại Hà Nội) bị thoát vị đĩa đệm các đốt sống L3/L4, L4/L5 gây hẹp tủy sống. Bà Hảo được bác sĩ Erik chỉ định liệu trình 18 buổi bao gồm các phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic kết hợp cùng với trị liệu bằng sóng siêu âm, xung điện và các bài tập Phục hồi chức năng Pneumex Pneuback. Sau 3 tuần điều trị, bà Hảo vui mừng vì đã phục hồi hơn 80%. Bây giờ bà đã có thể đi lại dễ dàng mà không cần sự trợ giúp nào. Bà cũng chia sẻ "Việc bà không phải uống thuốc trong quá trình điều trị là rất tuyệt vời và cảm thấy phương pháp điều trị rất thích hợp với bản thân."

Hệ thống phòng khám ACC - thành viên tập đoàn FV tại TPHCM

- Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q. 1, TP. HCM. Tel: (028) 3939 3930.

- Chi nhánh 2: Tầng 1, 86 Tản Đà, P. 11, Q. 5, TP. HCM. Tel: (028) 3838 3900.

- Chi nhánh 3: Tầng 1 & 2, Tòa nhà HDI Tower, 55 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng. Tel: (028) 965 688 828.

PV


Ý kiến của bạn