Ở nhiều người cao tuổi (NCT), tiểu không tự chủ hay “són tiểu”, là tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện hoặc rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, gây trở ngại trong sinh hoạt và mất tự tin cho người bệnh. Tuy vậy, dù nặng hay nhẹ, tiểu không tự chủ là bệnh có thể chữa trị và khắc phục tốt.
Hiện nay ở nước ta, chứng tiểu không tự chủ có thể được xử lý nhờ các phương pháp nội khoa, phẫu thuật và đặc biệt là các sản phẩm bài tiết chuyên biệt. Tham khảo những “bí quyết” hữu ích nhất giúp khắc bệnh chứng bệnh này:
1. Mạnh dạn đi thăm khám bác sĩ
Với NCT có các bệnh gây tắc nghẽn đường tiểu như u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới, sa tử cung ở nữ giới… hay nhẹ hơn là viêm đường tiết niệu thì nên mạnh dạn và chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, nếu cần sẽ phải phẫu thuật để giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh.
Người thân nên khuyến khích NCT đến thăm khám bác sĩ sớm khi có hiện tượng “són tiểu”.
2. Luyện tập thói quen “kiểm soát” đi tiểu
NCT có thể áp dụng một số phương pháp tập luyện giúp tǎng trương lực của các cơ tham gia vào hoạt động tiểu tiện như:
Tập giữ nước tiểu
Trong khi tiêu tiểu, chủ động ngừng độ 3 giây sau đó tiếp tục. Tập thường xuyên nhiều lần phản xạ này sẽ giúp cơ co thắt khỏe hơn, lâu dần sẽ có thể nhịn tiểu lâu hơn mà không gặp tình trạng mất kiểm soát đột ngột.
Tập phản xạ đi tiểu
Người bệnh hoặc người chăm sóc có thể theo dõi và ghi lại nhật ký sinh học trong khoảng 3 – 5 ngày để biết được tình trạng tiểu không tự chủ thường diễn ra vào những thời điểm nào trong ngày (vd sau các bữa ăn, thời điểm thức dậy sau ngủ trưa…) để từ đó chủ động việc đi tiểu vào các khoảng thời gian sớm hơn một chút ở một vài khung giờ nhất định.
Điều chỉnh thói quen “mót tiểu”
NCT bị tiểu tiện không tự chủ nhưng nhận thức và khả năng vận động còn tương đối tốt thường nhanh chóng chạy ngay ra nhà vệ sinh mỗi khi chỉ mới hơi mót tiểu. Thói quen này không tốt vì lâu dần bàng quang sẽ quen với tình trạng chỉ giữ được một lượng ít nước tiểu là phải tiêu thoát ngay. Người bệnh nên tập nhịn khoảng 3 - 5 phút rồi hãy đi tiểu. Lúc đầu có thể khó khăn hay chưa làm được, nhưng sau đó nhờ kiên trì bàng quang của người bệnh sẽ có phản xạ co thắt tốt hơn cho đến khi có thể chủ động việc đi tiểu được.
3. Chọn sản phẩm bài tiết phù hợp
Với NCT tiểu tiện không tự chủ phải nằm ngồi một chỗ hay đi lại khó khăn, người chăm sóc càng cần hỗ trợ họ một cách tế nhị để giúp người bệnh tránh khỏi xấu hổ, mặc cảm. Tuy vậy, các vấn đề mà NCT thường xuyên gặp phải là việc ở giường bệnh quá lâu sẽ dễ gây ra các vết loét ở vùng bẹn, mông, lưng bên cạnh những bất tiện về hiện tượng mùi, hằm bí và tã bị trào. Trong khi đó, ngoài việc tinh tế hiểu tâm lý người bệnh, người chăm sóc cũng thường gặp vấn đề về xoay trở người bệnh khi thay tã.
Người chăm sóc NCT nên chọn sản phẩm kiểm soát bài tiết với kích cỡ phù hợp để hỗ trợ tốt cho quá trình chăm sóc người bệnh.
Vì vậy, chọn được loại tã dán có khả năng thấm hút nhanh, khả năng chống trào đa chiều tốt sẽ là giải pháp đắc lực cho việc chăm sóc người bệnh. Trên thị trường, tã dán Caryn ứng dụng công nghệ sản xuất tã giấy người lớn hàng đầu từ Nhật Bản là sản phẩm luôn nhận được sự tin dùng từ người tiêu dùng Việt Nam trong rất nhiều năm nay. Tã dán Caryn mới ra mắt với thiết kế mỏng nhẹ hơn các sản phẩm tã hiện có trên thị trường, mang lại cảm giác thoáng khí, dễ chịu, giúp chống hăm bí, giảm nỗi lo loét. Ưu điểm vượt trội là tốc độ thấm hút nhanh chóng cùng khả năng chống trào hàng đầu nhờ hệ rãnh thấm siêu tốc thông minh và vách chống trào kép ưu việt, giữ bề mặt tã luôn khô thoáng và không để lại vết hằn trên da người bệnh.
Mỗi bước gần hơn tới tự chủ về vệ sinh là một bước gần hơn tới cuộc sống bình thường của người khỏe mạnh. Do đó, bệnh nhân và người chăm sóc cũng nên tìm hiểu để lựa chọn loại tã giấy phù hợp dựa vào khả năng đi lại, vận động và mức độ nặng nhẹ của bệnh tiểu không tự chủ. Ngoài tã dán siêu thấm, Caryn cũng giới thiệu tới thị trường 2 dòng tã quần người lớn: loại giúp an tâm tập luyện đi lại nhờ khả năng thấm hút cao và chống trào hiệu quả; và loại tã quần mỏng nhẹ mang đến sự tự tin thoải mái trong từng bước đi có thể trở thành “trợ thủ thầm lặng” trong trường hợp người bệnh đi lại còn chậm, không đến kịp nhà vệ sinh. Mặc tã quần để tự chăm sóc bản thân dễ dàng hơn chính là biện pháp khuyến khích người bệnh nâng cao lòng tự tôn để hướng đến cuộc sống yêu đời và khỏe mạnh.