Bí quyết giúp giảm đau và phòng bệnh xương khớp sau dịch bệnh

05-04-2022 20:00 | Y học cổ truyền
google news

Đau nhức xương khớp là chứng bệnh khá phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, các trường hợp đau nhức xương khớp gia tăng, một phần vì di chứng bệnh, một phần vì những hạn chế trong điều kiện sinh hoạt, tập luyện. Cách nào giúp người bệnh giảm đau và phòng ngừa bệnh tiến triển?

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp hậu dịch bệnh

Đau nhức xương khớp với biểu hiện nhức mỏi, sưng khớp, yếu cơ, kèm theo các cơn đau, sưng viêm, đau lan khắp các khớp trên cơ thể hoặc tại những vị trí khớp nhất định như khớp gối, khớp vai, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, bàn tay, bàn chân… được xem là 1 trong 10 di chứng phổ biến có thể đeo bám người bệnh sau khi khỏi COVID-19. Cảm giác đau nhức xương khớp có thể diễn ra trong khoảng vài tuần, thậm chí kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm sau nhiễm nCoV.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những người có tiền sử mắc các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout... mà ngay cả các F0 khỏi bệnh chưa từng bị bệnh xương khớp cũng cảm thấy đau nhức bất thường.

Bí quyết giúp giảm đau và phòng bệnh xương khớp sau dịch bệnh - Ảnh 1.

Đau nhức xương khớp sau dịch bệnh là tình trạng thực tế đang xảy ra ở người có tiền sử bệnh khớp và cả người chưa từng mắc bệnh xương khớp trước đó. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây đau khớp hậu COVID hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đau khớp cũng như các di chứng khác, chẳng hạn đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi... có thể là do phản ứng viêm toàn thân. Đây là hậu quả của sự đáp ứng miễn dịch quá mức khi nhiễm nCoV, dẫn đến bão cytokine, tác động và gây tổn thương hầu hết cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống cơ xương khớp.

Một số giả thuyết khoa học còn chỉ ra rằng, mắc COVID-19 gây rối loạn chức năng nội mô, dẫn đến giảm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến màng hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn, khiến xương khớp bị đau mỏi, giảm khả năng cử động. Ngoài ra, tình trạng đau khớp hậu dịch bệnh có thể đến từ việc hạn chế vận động lâu ngày, tác dụng phụ của thuốc điều trị và sự nhạy cảm hơn của các thụ thể cảm giác.

Giải pháp hỗ trợ giúp giảm đau, phòng ngừa bệnh xương khớp

Đau nhức xương khớp sau dịch bệnh là tình trạng thực tế đang xảy ra ở người có tiền sử bệnh khớp cảnh báo bệnh tình đang có chiều hướng tăng nặng; hoặc ở người chưa từng mắc bệnh xương khớp trước đó, đây có thể là tín hiệu khởi phát bệnh khớp. Vì vậy, người bệnh nên chủ động tìm giải pháp giảm cơn đau, phòng ngừa bệnh lý xương khớp tiến triển nặng.

Nếu bị đau khớp kéo dài sau khi khỏi COVID-19 hoặc triệu chứng đau xương khớp nặng, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Thông qua các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác nguồn gốc cơn đau, kịp thời đưa ra phác đồ chữa trị để ngăn chặn khởi phát hoặc tăng nặng các bệnh lý viêm khớp.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Về dinh dưỡng, cần xây dựng chế độ ăn đủ dưỡng chất, đa dạng thức ăn, cân đối thành phần đạm, chất béo và carbohydrate đều đặn mỗi ngày; loại bỏ hoặc hạn chế chất độc hại cho sức khỏe.

Bí quyết giúp giảm đau và phòng bệnh xương khớp sau dịch bệnh - Ảnh 2.

Chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng thực phẩm hữu ích cho người bệnh khớp

Về vận động, luôn giữ thói quen tập luyện thể chất 5 lần mỗi tuần, tối thiểu 30 - 45 phút mỗi lần với các bộ môn phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội... Ăn uống và tập luyện khoa học vừa giúp quản lý cân nặng, vừa góp phần kiểm soát phản ứng viêm, từ đó giảm nhẹ cơn đau nhức xương khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Khớp ST giúp hỗ trợ mạnh gân cốt, hỗ trợ làm giảm sưng đau khớp xương, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt. Sản phẩm được nghiên cứu dựa trên các bài thuốc Đông y trị bệnh cơ xương khớp, được bào chế từ các nguồn dược liệu Đông y lành tính như: ý dĩ, tang ký sinh, phòng phong, thổ phục linh, thương truật, đan sâm, ngưu tất, độc hoạt, khương hoàng, cam thảo, bạch chỉ,...

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ quốc tế, đã được kiểm định lâm sàng dùng tốt cho người bị sưng đau khớp xương, cứng khớp khó vận động, đau mỏi lưng gối, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay do khí huyết ứ trệ, do phong thấp.

Bí quyết giúp giảm đau và phòng bệnh xương khớp sau dịch bệnh - Ảnh 3.

Sử dụng An Khớp ST với liều dùng ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên để hỗ trợ khớp vận động linh hoạt, giảm sưng đau.

Chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty CP đầu tư và thương mại Thiên Ý Pharma

Số 11, ngõ 116 đường Bưởi, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

https://thienypharma.vn/an-khop-st/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


PV
Ý kiến của bạn