Bí quyết “giữ lửa” cho tình yêu

18-12-2015 14:33 | Giới tính
google news

Những nhà khí công cổ đại quan niệm rằng, trong không gian bao la của vũ trụ luôn tồn tại một dạng năng lượng vi tế, là nguồn gốc sự sống. Tùy theo mỗi nền văn hóa mà loại năng lượng này có những tên gọi khác nhau như khí, thiên khí hoặc địa khí.

Những nhà khí công cổ đại quan niệm rằng, trong không gian bao la của vũ trụ luôn tồn tại một dạng năng lượng vi tế, là nguồn gốc sự sống. Tùy theo mỗi nền văn hóa mà loại năng lượng này có những tên gọi khác nhau như khí, thiên khí hoặc địa khí. Trong cơ thể con người, phần khí được gọi là chân khí hay nội khí. Nội khí là một dạng năng lượng lưu hành khắp các phủ tạng, kinh lạc để duy trì hoạt động sống của cơ thể con người.
Luyện tập khí công có thể mang đến những kết quả chữa bệnh rất diệu kỳ, trong đó có cải thiện chức năng “yêu”. Tuy nhiên, kết quả này không thể đạt được chỉ trong ngày một ngày hai mà phải thông qua quá trình luyện tập cần mẫn, lâu dài. “Tuần tự và dần dần” là một nguyên tắc cần tuân thủ trong khi luyện công. Thông thường, việc đánh thức đan điền sinh nội khí có thể xảy ra từ vài ngày đến vài tuần. Những hiệu quả tích cực đối với sức khỏe như ăn ngon hơn, ngủ dễ hơn (nếu khó ngủ) hoặc ngủ sâu hơn, tăng cân hoặc giảm cân nếu trước đó béo phì, giảm hoặc hết bệnh... có thể thấy được từ 3 - 6 tháng. Những cảm nhận về khí cũng khác nhau ở mỗi người.
Những cảm nhận này có thể là cảm giác nóng ở một huyệt vị hoặc cảm giác về luồng khí di chuyển theo đường kinh, hoặc về màu sắc của khí... Nhiều người không hề cảm nhận được những dấu hiệu này cho dù sức khỏe được cải thiện và việc luyện tập vẫn tiến bộ. Trong luyện tập khí công, phải kể đến cách tập thở bụng, bao gồm thở bụng tối đa, thở bụng tự nhiên và thở bụng nghịch.

Bí quyết “giữ lửa” cho tình yêu 1

Thở bụng tối đa

Thở là một hoạt động sinh lý tự nhiên, do hệ thống thần kinh tự điều khiển. Tuy nhiên, hơi thở tự nhiên thường không vận dụng hết năng lực thực sự của hai lá phổi. Thở bụng trong nhiều phương pháp dưỡng sinh phương Đông thường hít vào bằng mũi sâu đến bụng dưới trong khi phồng bụng lên và thở ra bằng miệng, kết hợp từ từ ép bụng sát dưới. Cách thở này sẽ đem tất cả các khí lưu cữu trong cơ thể tống ra ngoài, sau đó hít không khí mới trong lành tươi mát vào, gọi là “phả cũ nạp mới”. Đồng thời cách thở này vận dụng được tối đa biên độ của cơ hoành, các cơ vùng bụng và cơ đáy chậu để tạo nên một cơ chế giống như quả tim thứ hai, nhằm gia tăng sự lưu thông khí huyết đều khắp cơ thể.

Chuyển động phồng lên xẹp xuống của bụng dưới còn làm tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và cải thiện hoạt động của lục phủ ngũ tạng. Thông thường, chỉ cần thực hành phép thở tối đa mỗi ngày một vài lần, mỗi lần vài phút. Cách thở bụng tối đa phối hợp với thở ra chậm, thì thở ra dài hơn thì hít vào có thể giúp làm giảm căng thẳng, điều hòa thần kinh giao cảm.

Bạn thở ngực hay thở bụng? Để nhận biết, hãy đặt tay phải lên ngực và tay trái lên bụng rồi hít vào. Nếu tay phải của bạn nâng lên nhiều hơn tay trái thì bạn là người thở ngực. Nếu tay trái nâng lên cao hơn tay phải thì bạn là người thở bụng. Rất tiếc là hầu hết mọi người đều thở ngực.

Để thực hành thở bụng: Ngồi thoải mái với lưng thẳng. Nếu có thể, nên luôn luôn thở qua bằng đường mũi để không khí được lọc và làm ẩm. Một lần nữa đặt tay phải lên ngực và tay trái lên bụng, điều đó giúp cho bạn nhận biết được cơ bụng khi thở. Tập trung co cơ hoành và thở từ sâu bên dưới bụng của bạn. Khi thở hít vào, tay trái của bạn phải bắt đầu nâng lên nhưng tay phải hoạt động chút thôi. Bây giờ thì thở ra càng nhiều không khí càng tốt trong khi co cơ bụng lại. Một lần nữa tay trái của bạn hạ xuống khi bạn thở ra, nhưng tay phải di động rất ít. Đó chính là thở bụng. Lúc đầu có thể bạn cảm thấy không tự nhiên, nhưng thở từ bụng sẽ dần dần trở nên tự động, nếu bạn thực hành đều đặn. Sau một giai đoạn luyện tập, bạn sẽ thở bụng hầu hết thời gian ngay cả trong khi bạn ngủ. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy ít căng thẳng và cân bằng hơn. Và thở ngực khi đó sẽ làm bạn cảm thấy không tự nhiên.

Nếu để ý quan sát một người bình thường đang nằm ngủ, chúng ta sẽ thấy phần ngực của người này phập phồng lên xuống theo hơi thở. Trái lại, ở những người luyện tập khí công lâu năm, phần di động lên xuống là phần bụng chứ không phải phần ngực. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa hơi thở của người bình thường và hơi thở của một người luyện tập khí công.

Ở người bình thường, hơi thở tự nhiên thường chỉ tác động chủ yếu đến các cơ ở phần ngực để thực hiện việc trao đổi khí, thu nhận dưỡng khí và đào thải thán khí. Đối với người luyện tập khí công, hơi thở còn có tác dụng hấp thu và chuyển hóa một loại năng lượng có công năng cao hơn, thường được gọi là thiên khí hoặc địa khí. Mà muốn chuyển hóa thành nội khí, ngoại khí phải thông qua những huyệt vị bên ngoài để đi đến đan điền ở vùng bụng dưới. Trong luyện tập khí công, từ ý thức sinh khí ở đan điền, nội khí lưu xuất từ đan điền và chuyển động phồng lên xẹp xuống ở bụng dưới, tương ứng với hơi thở vào và ra. Điều này cũng có nghĩa là nếu ta có thể tạo được phản xạ thở tự nhiên ở bụng dưới thì tất yếu dẫn đến hiệu ứng phát sinh nội khí và tăng cường chuyển hóa ngoại khí cho yêu cầu dưỡng sinh.


PGS.TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn
Ý kiến của bạn