Bí quyết cải thiện viêm đại tràng co thắt

13-10-2020 11:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Theo thống kê, người Việt tiêu thụ 4,2 tỷ lít bia trong năm 2018, đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 10 ở châu Á. Những buổi tiệc xã giao, những bữa nhậu dường như đã trở thành thông lệ khiến nhiều người không thể từ chối loại đồ uống này dù biết nó gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh việc tác động đến hệ thần kinh, gan, tim mạch thì việc sử dụng bia rượu còn ảnh hưởng xấu đến đại tràng mà phổ biến hiện nay là viêm đại tràng co thắt.

Bia rượu “tàn phá” đại tràng như thế nào?

Khi đi vào cơ thể, bia rượu kích thích đại tràng làm thức ăn di chuyển nhanh hơn khiến cơ thể không kịp hấp thụ nước, gây tiêu chảy. Bia rượu cũng làm ảnh hưởng tới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, ức chế sự bài tiết của các enzyme, làm mất trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Sự rối loạn nhu động ruột do bia rượu sẽ dẫn đến đau bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Loại đồ uống này kết hợp với các món chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến đại tràng phải làm việc nhiều hơn. Thêm vào đó, nếu ăn uống ở những cơ sở không đảm bảo vệ sinh còn làm tăng nguy cơ virus, vi khuẩn xâm nhập vào đại tràng, một trong những yếu tố thúc đẩy nguyên nhân viêm đại tràng co thắt.

Chất cồn trong bia rượu không chỉ làm giảm khả năng phá hủy và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể mà còn tạo điều kiện cho các chất này thâm nhập dễ dàng hơn vào các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.

Do những tác động xấu đến đại tràng như trên mà sau những cuộc “chén chú chén anh”, nhiều người phải ra vào nhà vệ sinh nhiều lần. Các biểu hiện như đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội dọc theo khung đại tràng và một trong hai hố chậu, đại tiện bất thường, đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng có thể thấy những cục cứng nổi lên có thể diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự hết. Bệnh không gây các tổn thương thực thể ở lớp niêm mạc đại tràng nên không dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Cải thiện viêm đại tràng co thắt dựa trên bài thuốc cổ phương

Để giảm các triệu chứng đau bụng, đại tiện lỏng nát, chậm tiêu… do tỳ vị suy yếu, đại phu thời xưa đã sử dụng bài thuốc “Tứ Quân Tử Thang”. Bài thuốc cổ phương này giúp bồi bổ nguyên khí, được sử dụng cho một số bệnh lý đường tiêu hóa.

Đây là bài thuốc kinh điển trong các sách cổ truyền với 4 vị thảo dược là nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo. Do nhân sâm đắt và không dễ kiếm nên có thể thay bằng đảng sâm. Cả 4 vị thảo dược này đều có tính bình hòa, không nhiệt, không táo, có thể dùng lâu mà không gây tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc.

Tứ Quân Tử Thang” có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm đại tràng co thắt. Do nó hỗ trợ đại tràng khoẻ mạnh hơn để giảm tính nhạy cảm khi ăn thức ăn lạ, nguyên nhân gây đau bụng, đi ngoài. Bài thuốc cũng hỗ trợ tiêu hoá thức ăn tốt hơn tránh đầy bụng, đi ngoài phân sống.

Thời xưa, các vị danh y đã dùng “Tứ Quân Tử Thang” làm cơ sở để tạo ra nhiều bài thuốc nổi tiếng. Ngày nay, Dược phẩm Tâm Bình cũng dựa trên bài thuốc cổ phương này để cho ra đời Đại tràng Tâm Bình. Sản phẩm Đại tràng Tâm Bình được bào chế từ nhiều vị thảo dược như: Bạch truật, đảng sâm, phục linh, nhục đậu khấu, trần bì, sa nhân... Là sản phẩm của thương hiệu dược phẩm uy tín, Đại tràng Tâm Bình vừa giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng co thắt đồng thời bồi bổ cơ thể, lại lành tính. Không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao, Đại tràng Tâm Bình còn chiếm trọn niềm tin của người dùng trong suốt 10 năm qua. Để biết thêm về sản phẩm cũng như lời khuyên của chuyên gia, bạn có thể theo dõi thông tin tổng hợp y khoa 24/7 tại https://tambinh.vn/.

- Đại tràng Tâm Bình là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Tâm Bình - đơn vị Dược phẩm uy tín, nhiều lần nhận Bằng khen của Bộ Y tế.

- Sản phẩm nhận nhiều giải thưởng như: Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn, Top 10 hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích, Top 20 sản phẩm Vàng Việt Nam...

- Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Mỗi đợt uống từ 2 - 3 tháng hoặc có thể uống lâu hơn.

Số GPQC: 2807/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn