Bị nhiệt miệng nên làm gì, kiêng gì?

30-10-2020 19:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Tình trạng sưng đỏ, đau xót do nhiệt miệng là nỗi khổ của nhiều người. Nhưng nếu nắm vững những nguyên tắc điều trị nhiệt miệng dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua sự khó chịu này.

Ăn nhiều đồ nóng gây nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là những vết loét nông hình tròn hoặc bầu dục màu trắng hay vàng, có rìa màu đỏ bao quanh, mọc ở niêm mạc vùng miệng (lưỡi, lợi, mặt trong của môi hoặc má). Các vết loét nhiệt miệng gây cảm giác đau rát khi ăn uống và nói chuyện, gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Nhiều trường hợp vết loét xuất hiện trùng với thời điểm ăn các thực phẩm cay, nóng khiến mọi người dễ lầm tưởng đây chính là nguyên nhân. Nhưng theo y học hiện đại, chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nhiệt miệng, có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn từ các răng sâu; vết thương do đánh răng quá mạnh; tự cắn phải má, môi; do niềng răng; thiếu chất sắt hay thiếu vitamin C, PP, B6, B12; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, stress kéo dài.

Ăn nhiều đồ cay, nóng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt miệng (ảnh minh hoạ)

Không nên làm gì khi bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng đa số tự lành trong vòng 10-14 ngày nhưng việc chịu đựng cảm giác đau đớn trong suốt thời gian này là một trải nghiệm không dễ dàng vượt qua. Vì thế để vết loét nhanh lành cần nắm vững các nguyên tắc:

- Tránh bóp hoặc nặn các vết mụn nước.

- Tránh các thực phẩm có axit vì chất axit citric sẽ khiến vết nhiệt miệng đau mà nặng hơn.

Không nên nặn, bóp, chích các vết loét nhiệt miệng (ảnh minh hoạ)

- Tránh ăn các món ăn cay, chua, nóng vì sẽ làm vết loét bị kích thích đau đớn hơn.

- Tránh uống cà phê, vì nó có chứa chất axit salicylic sẽ gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, tác động lên vết nhiệt miệng.

- Tránh các loại nước ngọt chứa nhiều siro ngô và axit photphoric dễ gây viêm nhiễm và lở loét, từ đó khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

- Tránh dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.

3. Nên làm gì khi bị nhiệt miệng?

Điều trị nhiệt miệng chủ yếu là giảm đau vì đây là triệu chứng nổi bật nhất. Để xoa dịu các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra, các thuốc dạng gel bôi tại chỗ rất  hiệu quả, thuốc chứa thành phần chính là lindocaine giúp giảm đau nhanh và dịch chiết xuất từ hoa cúc giúp kháng viêm, tăng tốc độ lành vết loét. Thoa thuốc nhẹ nhàng vào ngay vết loét, vì ở dạng gel nên thuốc bám tốt vào niêm mạc miệng và sử dụng an toàn với đối tượng nhạy cảm là trẻ em và người lớn tuổi vì chiết xuất từ thiên nhiên.

Chiết xuất từ dịch hoa cúc giúp kháng viêm, kích thích lành thương sẽ giúp giảm triệu chứng đau rát do nhiệt miệng

Bên cạnh đó, khi bị nhiệt miệng cần lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhiều trường hợp vì tâm lý sợ đau nên hạn chế súc miệng, đánh răng, chính điều này làm cho tình trạng các vết loét nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Cần đánh răng bằng bàn chải loại mềm, chải nhẹ nhàng tránh gây chấn thương niêm mạc và súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm, pha loãng, 3 lần/ngày, mỗi lần 10 giây.

Song song đó, cần thực hiện chế độ luyện tập thể thao đều đặn, hợp lý, cân bằng nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng. Nhất là chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng, bổ sung rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước.

Mời bạn đọc thêm về nhiệt miệng tại đây: https://suckhoedoisong.vn/benh-nhiet-mieng-cn2252/


Ý kiến của bạn