Bí mật đằng sau sự gia tăng giá sữa trên thị trường toàn cầu Mỹ

07-10-2014 09:51 | Quốc tế

SKĐS - Giá sữa và bơ Mỹ đã tăng cao kỷ lục trong những tháng gần đây. Sỡ dĩ có tình trạng này là do một hợp lưu của các nhân tố toàn cầu từ những đợt hạn hán ở New Zealand đến nhu cầu gia tăng sử dụng bánh pizza ở Trung Đông, đã đẩy giá các mặt hàng sữa leo thang chóng mặt.

Năm nay ở Mỹ, giá sữa đã nhảy vọt 26%, giá bơ tăng 62%. Chi phí giá sữa leo thang có thể ảnh hưởng tới hàng ngàn sản phẩm khác bao gồm sữa chua, kem và thậm chí cả món cheeseburger (món thịt băm có lẫn phô mai). Tuy nhiên, nguyên nhân của sự tăng giá xem ra không đơn giản như thế. Thế giới hiện đang nhảy múa quanh giá sữa, với ý tưởng bất chợt của một quốc gia đã gây ra sự thay đổi cho tất cả những quốc gia khác. Nó là hiệu ứng cánh bướm, nhưng ở đây là bơ. Dưới đây là 5 nhân tố quốc tế ảnh hưởng tới giá sữa của Mỹ:

Bãi bỏ quy định sữa toàn cầu

Cho mãi đến cách đây một thập niên, các thị trường sản phẩm sữa phần lớn mang tính áp đảo, cùng với các công ty Mỹ đã tạo ra các sản phẩm sữa chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Kể từ đó, theo ông Alan Levitt, phát ngôn viên của Hội đồng xuất khẩu sữa Mỹ (USDEC), các chính phủ Mỹ và châu Âu đã tích trữ các sản phẩm sữa dư thừa trong những thời điểm lý tưởng và sau đó mở bán vào những thời điểm chín muồi, đã tạo ra một cái khiên hiệu quả cho thị trường vốn rất nhiều biến động. Kết quả là thường có một nguồn cung quá mức các sản phẩm sữa trên thị trường, theo ông Levitt. Nhưng trong những năm gần đây, các chính phủ đã từ bỏ sự nghiệp kinh doanh sữa – phần lớn là vấn đề chi phí – và giảm quy định sữa, đã tạo ra một động lực mới và khả năng để buôn bán với các quốc gia khác. Kết quả là, thị trường sữa hôm nay có khuynh hướng hướng tới nguồn cung thiếu. Điều này càng làm cho giá sữa thêm phần thất thường. Khi mà sữa trở nên dư thừa trên thị trường thì giá cả lại đi xuống. Còn khi thiếu hụt sữa thì giá cả lại tăng lên. Ông Alan Levitt kết luận: “Ngày nay, sữa là thị trường toàn cầu. Nó là chất lỏng.... và mọi thứ rối tung quanh nó”.

Trẻ em Trung Quốc

Theo ông Alan Levitt, Trung Quốc có truyền thống dùng sữa chiếm từ 15% đến 20% tổng lượng sữa nhập khẩu thế giới. Nhưng từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2014, nhu cầu sữa của người Trung Quốc đã tăng từ 20% đến 25% tổng sữa nhập khẩu toàn cầu, nguồn cung phần lớn đến từ Mỹ và New Zealand. Sự ồn ào đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu ở Trung Quốc đã phát triển kể từ năm 2008, khi các mức độ nguy hiểm cao của hóa chất công nghiệp Melamine được tìm thấy trong sữa bột trẻ em. Chuyên gia phân tích thị trường sữa Matt Gould, cho biết: “Nhu cầu dùng sữa bột của trẻ em đã tăng cao chóng mặt. Có một thứ phí bảo hiểm cho các sản phẩm sữa nước ngoài. Người ta trở nên yêu thích khi nói đến sản phẩm có mác “Sản xuất tại New Zealand” (Made in New Zealand) hay “Sản xuất ở Mỹ” (Made in the USA)”. Thứ phí bảo hiểm đó nhằm góp phần tăng giá sữa trên thị trường quốc tế, và cho phép các nhà cung cấp Mỹ toàn quyền quyết định cùng sản phẩm tại sân nhà.

Trẻ em Châu Á bú sữa bình

Thiếu mưa ở New Zealand

New Zealand là nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 ngành kinh doanh sữa trên toàn cầu. Nhiều đàn bà ở New Zealand chăn nuôi theo kiểu chăn thả trên các cánh đồng rộng lớn, nhưng đợt hạn hán nặng nề vào năm 2013 đã khiến cho sản xuất sữa ở xứ này tăng vọt gần 30%. Thị trường ít sữa đã đẩy giá sữa quốc tế tăng vọt theo. Mỹ bắt đầu xuất khẩu nhiều sữa hơn, chiếm hữu thị trường sữa thế giới và cũng đẩy mạnh giá sữa trong nước. Nhưng nó cũng không phải là tin tức quá xấu cho New Zealand, khi mà giá sữa tăng đã khiến cánh nông dân mở rộng hoạt động và sản xuất nhiều sữa hơn, và do đó lại làm giảm giá thành sữa. Nhờ đầu tư mạnh mẽ cho các nông dân trong nước hồi năm 2013 mà “New Zealand đã mở rộng đáng kể sản xuất sữa trong nửa đầu năm 2014”, theo ông Levitt. Sự tăng nguồn cung có thể khiến cho giá sữa rẻ hơn ở Mỹ nhưng không chỉ cho vài tháng.

Hạn hán nặng nề tại New Zealand làm gia tăng giá ngũ cốc, ảnh hưởng đến giá sữa

Bánh PizzaTrung Đông

Là một khu vực có đông dân số trẻ, mới mẻ và năng động, Trung Đông đang gia tăng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm từ sữa. Nhưng tại sao? “Chính là sự mở rộng thức ăn nhanh”, ông Levitt quả quyết. Các thương hiệu nhượng quyền thương mại của Mỹ như KFC, Ihop, Subway, The Cheesecake Factory, Jamba Juice và Papa John's Pizza giờ đang ăn nên làm ra ở Trung Đông, nơi xuất hiện ngày càng nhiều càng chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh. Cũng giống như nhu cầu về sữa bột của trẻ em Trung Quốc, sự trỗi dậy đối với nhu cầu tiêu thụ pizza và bơ-gơ của người Trung Đông cũng đã đẩy giá sữa tăng vọt, làm tăng giá sữa đối với người tiêu dùng tại Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt Nga

Hồi tháng 8/2014, Nga đã tiến hành một lệnh cấm nhập khẩu 1 năm đối với sữa và các sản phẩm thực phẩm khác từ EU, Mỹ và các quốc gia phương Tây khác nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế đối với vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Các đòn trừng phạt đã xóa bỏ ước tính 6,6 tỷ USD (hay 4 tỷ bảng Anh) trong thương mại sữa hàng năm từ thị trường toàn cầu. Vào năm 2013, chỉ riêng EU đã xuất khẩu 3 tỷ USD sữa cho Nga, trong đó phô mai chiếm hơn 1/3. Nhà phân tích thị trường sữa Matt Gould nhìn nhận: “Ở châu Âu, họ có rất nhiều sản phẩm mà họ cần tìm nhà tiêu dùng vì Nga là thị trường khổng lồ cho các xuất khẩu sữa từ châu Âu”.

Đáp lại đòn trả đũa của Nga, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp sữa, trợ cấp các kho lưu trữ riêng cho phô mai, sữa bột tách kem và bơ cho đến khi họ có thể bán hết vào một ngày sau đó. Sự dư thừa của các sản phẩm sữa đã làm suy yếu thị trường quốc tế và làm cho giá sữa ở châu Âu sụt giảm. Nhưng cũng cần mất thời gian chút ít để xem những thay đổi này liệu sẽ ra sao trong các siêu thị Mỹ. Ông Alan Levitt dự báo người Mỹ sẽ bắt đầu nhìn thấy một gói cứu trợ tài chính từ chi phí giá sữa cao trong tháng 3/2015. Levitt kết luận: “Chúng ta đang bước vào thời kỳ khi mà giá sữa thế giới đang hạ thấp vì giờ sữa khá thừa mứa. Và nếu giá sữa thế giới hạ thấp hơn, thì cuối cùng giá sữa Mỹ cũng sẽ tụt giảm”.

Nguyễn Thanh Hải (BBC NEWS – 2014)

 


Ý kiến của bạn