Bị kẻ sọc trên ngón tay có tể bạn mắc căn bệnh hiếm mà không biết

22-04-2019 12:51 PM | Thành tựu y khoa

SKĐS - Thường xuyên bị đau tay, khiến chị H.T.H.T 31 tuổi ở Lý Nhân, Hà Nam không cả dám lấy chồng. Đến khi bác sĩ phát hiện ra bệnh, H.T không ngờ chỉ những dấu hiệu nhỏ như vậy mà cô bị mắc căn bệnh hiếm - u cuộn mạch búp ngón tay.

Hình ảnh ngón tay kẻ sọc của chi H.T "điểm báo" cho căn bệnh hiếm

T.  tâm sự, cô bị đau nhức ngón tay khoảng 3 năm nay.  Ngón tay số 4, đốt số 3 đau từng cơn lúc đau lúc không cơn đâu kéo dài khoảng 15 đến 30 phút, đau nhiều về đêm , đau cơn xuyên thấu kiểu thấu tim, đau tăng lên khi va chạm vào ngón tay , đau tăng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hay lạnh, đau làm hạn chế các họa động sinh hoạt hằng ngày.

“Cảm giác đau lan từ đầu ngón IV bàn tay lên bàn tay. Tuy nhiên, ngón tay không sưng, không nóng, không đỏ, bệnh nhân khám và điều trị nhiều bệnh viện không đỡ ngày đau”, chị T cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Trình, BVĐK Nông Nghiệp cho biết, khi khám bệnh cho H.T các bác sĩ nhận thấy 4 móng tay có sọc ở giữa, khám và uống thuốc liên tục nhiều năm vẫn không giảm. Khi khám bác sĩ nhận thấy chị T  bị tăng cảm giác nông với đầu bút nhọn, hay nhiệt điểm đau khu trú mặt trong đốt III ngón IV bàn tay phải qua nhiều lần ấn đầu nhọn bút viết, đau kiểu thấu tim mỗi lần ấn đầu nhọn bút viết vào.

“Khi xem hồ sơ khám bệnh, bác sĩ àm theo phương pháp loại trừ dần chẩn đoán sơ bộ theo dõi u cuộn mạch búp ngón IV bàn tay phải và cuối cùng phát hiện đó là bệnh lý u cuộn búp ngón tay IV bàn tay phải - đây là bệnh lý hiếm.”. Bác sĩ Trình cho biết

Sau đó bệnh nhân được giới thiệu chuyển qua bệnh viện Việt Đức để thực hiện phẫu thuật.

Trường hợp của chị H.T, bác sĩ Trình cho biết chị H.T. bị u cuộn mạch vị trí búp ngón thì không có khả năng quan sát trên lâm sàng, các kích thích trực tiếp gây các triệu chứng của biểu hiện kích thích thần kinh khá rõ ràng nhưng không dễ dàng khu trú được vị trí nằm của u cuộn mạch búp ngón nằm khá sâu.

"Vì sự hiếm gặp của tổn thương khiến cho đôi khi ngay cả các bác sĩ chuyên ngành cũng không nghĩ tới và dễ chẩn đoán nhầm". Bs Trình nói.

Trước đó, bà Nguyễn Thị H. 60 tuổi, Hải Dương cũng nhập viện trong tình trạng tay đau nhói theo nhịp đập của trái tim. Bà H. bị đau ngón tay cái cả chục năm và dưới phao tay cũng có sọc nhưng đi khám không ra bệnh. Bà H. về uống thuốc tây y rồi nam y đủ cả nhưng cơn đau vẫn không dứt. Bà H cũng được chẩn đoán u cuộn mạch và có chỉ định phẫu thuật tại BV Việt Đức. Được biết sau phẫu thuật 3 ngày bà đỡ không còn đau buốt ở ngón tay.

Theo Bs. Trình u cuộn mạch (neuromyoarterial glomus) là 1 cấu trúc giải phẫu nằm dưới da, có ở nhiều vị trí trên cơ thể cũng như trong các cơ quan, tuy nhiên thường gặp nhất là ở đầu các ngón tay và ngón chân.

Cấu trúc này là một phức hợp trong đó chủ yếu là các thông nối trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch (còn gọi là các kênh Sucquet-Hayer) mà không qua hệ thống lưới mao mạch. Ngoài ra, các loại tế bào và các đầu mút thần kinh đi cùng các mạch máu. Cuộn mạch có vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ cơ thể.

U cuộn mạch phát triển trên cơ sở cuộn mạch các loại tế bào và các đầu mút thần kinh đi cùng các mạch máu nhưng không có myelin bao bọc bị kích thích.

U cuộn mạch theo ngón tay và chân chia 2 loại : U cuộn mạch dưới móng và u cuộn mạch búp ngón. U cuộn mạch dưới móng, vì nằm khá nông, ngay dưới móng nên một số trường hợp có thể quan sát thấy một tổ chức có màu sắc ánh xanh dưới móng tay của bệnh nhân “Dấu nốt ruồi son” khi bấm ngón tay. Điểm đau khu trú hằng định qua nhiều lần ấn bằng đầu tù bút và các thăm khám kích thích tại chỗ khá là đặc hiệu để chẩn đoán.

Để điều trị u cuộn mạch, bác sĩ Trình nhấn mạnh phẫu thuật là lựa chọn duy nhất khi đã có chẩn đoán xác định u cuộn mạch dưới móng. Kỹ thuật phẫu thuật tương đối đơn giản, hiệu quả phẫu thuật cao là những ưu thế được nhiều tác giả công nhận.


H.N
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN Y TẾ 63 TỈNH, THÀNH