Hà Nội

Bị đau dạ dày nên kiêng những nhóm thực phẩm nào?

01-02-2025 05:29 | Y học 360
google news

SKĐS - Đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc điều trị thì cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cùng chế độ ăn cũng quyết định nhiều cho việc điều trị thành công hay không.

Đau dạ dày dai dẳng báo hiệu căn bệnh nguy hiểm nào?Đau dạ dày dai dẳng báo hiệu căn bệnh nguy hiểm nào?

SKĐS - Những bệnh nhân bị đau dạ dày dai dẳng, thường lặp đi lặp lại trong một thời gian dài chính là lời cảnh báo từ cơ thể, đây là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa.

Đau dạ dày là tình trạng bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày.

Đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc điều trị thì cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cùng chế độ ăn cũng quyết định nhiều cho việc điều trị thành công hay không. Ảnh minh hoạ

Đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc điều trị thì cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cùng chế độ ăn cũng quyết định nhiều cho việc điều trị thành công hay không. Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, đau có thể lan ra sau lưng. Đau có thể gặp khi đói hoặc về ban đêm, cũng có thể đau sau khi ăn làm người bệnh cảm giác tức nặng, ấm ách không ăn được nhiều.

Đau dạ dày là tình trạng người bệnh gặp phải các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng bụng trên do rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày hoặc do dạ dày bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, hoặc các bệnh lý tiêu hóa:

  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học. Ăn không điều độ, không đúng giờ, ăn quá khuya, ăn quá no hoặc để bụng trong trạng thái quá đói. Ăn nhiều thức ăn chiên rán, cay nóng, đồ chua. Vừa ăn vừa đọc sách, chơi game, học bài, xem tivi…
  • Dị ứng và không dung nạp thực phẩm cũng có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và đau dạ dày. Chẳng hạn như bị dị ứng sữa, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, hải sản, hạnh nhân…
  • Stress, lo âu kéo dài sẽ khiến các hormone và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể được giải phóng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày, dẫn đến hiện tượng đau bụng, ợ chua, đầy hơi… Ngoài ra, stress kéo dài còn có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng đau dạ dày.

Các nhóm thực phẩm nên tránh khi bị đau dạ dày

Đồ cay nóng là gia vị gần như cấm kị với các cơn đau dạ dày bởi chúng sẽ làm tăng hàm lượng acid khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Đồ cay nóng còn có tính kích thích niêm mạc dạ dày, điều này sẽ gây ra viêm dạ dày nặng và các tổn thương ngày càng ăn sâu hơn. Nên kiếng các món: kim chi, tương ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt, hành lá.

Chất béo những loại thực phẩm này sẽ gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra tình trạng táo bón.

Đồ chua hay thực phẩm lên men như cà, dưa muối, các loại trái cây có tính acid cao chẳng hạn chanh, cam, quýt,… sẽ khiến acid dạ dày tăng cao và bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

Đồ ăn khó tiêu như thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,… là những món người bị đau dạ dày không nên ăn.

Thịt đỏ bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao, khiến dạ dày phải tăng sản xuất các loại axit, gây ảnh hưởng không tốt đối với những người đang có bệnh dạ dày.

Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày cũng tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… để tránh những tổn thương nặng nề cho dạ dày.

Đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, đau có thể lan ra sau lưng.

Đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, đau có thể lan ra sau lưng.

Nguyên tắc ăn uống phòng ngừa đau dạ dày tái phát

  • Không nên ăn quá no hoặc để đói: Các cơn đau dạ dày âm ỉ thường xảy ra khi đói. Còn nếu ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều acid có hại, dễ gây đau dạ dày.
  •  Nhai kĩ, nuốt chậm tránh cho dạ dày phải hoạt động vất vả sau bữa ăn. Ngoài ra, trong nước bọt có Immunoglobulin giúp tăng tổng hợp lớp chất nhày, đây là yếu tố bảo vệ dạ dày.
  •  Chia nhỏ bữa ăn. Mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ.
  •  Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Đồ ăn từ bột mỳ là tốt nhất, vì chúng thấm dịch vị và bao bọc niêm mạc dạ dày, trong thành phần chứa kiềm giúp trung hòa acid dư thừa, bảo vệ dạ dày được tốt nhất.

Xem thêm video được quan tâm

Nguyên nhân nào khiến bệnh trầm cảm gia tăng ở giới trẻ? | SKĐS


Bs. Nguyễn Thuận
Ý kiến của bạn