1. Đặc điểm của bí đao
Quả bí đao có nhiều tên gọi khác: Bạch qua, bạch đông qua, thùy chi, địa chi, đông qua bì, bạch hoa...). Tên khoa học là bernieaia cerifera.
Theo dược học cổ truyền, bí đao có tính hàn, vị cam, không độc. Ngày nay trà bí đao còn được dùng phổ biến bên cạnh trà khổ qua, cúc hoa… Tuy nhiên, với người bị thiếu máu, huyết áp thấp hoặc có cơ địa hàn thì không nên dùng.
Điều bạn cần lưu ý là khi ăn bí đao nên sử dụng một lượng muối vừa phải, càng nhạt càng tốt. Do vậy dân gian thường sử dụng bí đao để luộc, nấu canh hơn là kho. Nếu dùng bí đao với độ mặn, tác dụng của nó sẽ giảm đi. Điều này phù hợp với tính vị, đặc điểm của bí đao.
Bí đao trị chứng vị nhiệt, nóng trong người
2. Bài thuốc từ quả bí đao
1. Chữa đái tháo đường (tiêu khát), nhiệt tích, thân nhiệt cao
Theo sách Xuất thực liệu bản thảo phương thì sau khi ăn cơm chừng 15 phút, nên ăn vài lát bí đao (bỏ vỏ, hạt). Ăn sống hoặc luộc nhưng chín tới.
2. Trị chứng vị nhiệt, nóng trong người
Theo Kinh nghiệm phương: Khoét một quả bí đao già, cho bột hoàng liên vào trong, bỏ vào bình, để lâu, nghiền nát vo tròn thành viên, mỗi viên lớn bằng trái táo; mỗi lần uống chừng 3 - 5 viên.
3. Chữa bệnh sản hậu cho phụ nữ sau khi sinh (mất nước, tiêu chảy, phù thũng, tả... )
Sách Xuất Cổ kim lục nghiệm phương nêu: Dùng đất bùn pha đất sét bao bọc quả bí đao lại, nướng trong lửa than. Khi đất khô nứt, đem ra, lấy quả bí đao đem vắt nước uống (uống nóng càng tốt). Ngoài ra, dùng theo cách này còn có thể trị được các chứng thương hàn, thổ tả.
4. Trị bệnh rôm sảy ở trẻ em
Sách Thiên Kim phương đề cập đến bệnh này như sau: Dùng 4 lạng bí đao, 4 lạng biển súc (thài lài tía) nấu với khoảng 10 lít nước, để nguội dùng làm nước tắm.
Nước bí đao, thài lài tía trị rôm sảy ở trẻ em
5. Chữa bệnh thủy khí sinh ra phù thũng, khó thở
Theo sách Dương thị gia toàn phương, trị chứng bệnh này như sau: Bổ đôi trái bí đao, bỏ hột, cho xích tiểu đậu vào, cột chặt, phơi khô. Dùng cám nếp cho vào nồi, bỏ trái bí đao vào giữa, đem nung (cũng có thể bỏ than lửa vào trong nồi, cám sẽ bốc cháy). Khi nào tàn lửa đem bí đạo ra tán nhỏ, viên tròn bằng 1/3 quả cau, cho vào bình, đậy kín. Mỗi lần uống từ 5 -10 viên. Lấy hạt bí đao nấu nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần.
6. Chữa mụn nhọt
Theo sách Trửu hậu phương: Dùng bí đao cắt ra từng miếng đắp vào; liên tục đắp nhiều lần trong ngày, mụn nhọt sẽ tự khô (nếu phát hiện sớm), sẽ vỡ miệng thoát mủ và sẽ lành.
Nếu mụn nhọt đã cứng thành khối u (lưu ý chỉ khi nào xác định đó là mụn nhọt cứng thành u mới áp dụng) thì nướng quả bí đao cho nóng, đắp vào. Đây là phương thuốc hữu hiệu trị mụn nhọt ở đầu của trẻ con.
7. Chữa vết nám ở mặt, làm cho da dẻ mịn màng
Sách Xuất Thánh tế tổng lục phương có nói: Bị vết nám ở mặt dùng bí đao 1 quả già, cạo sạch vỏ nấu với 1 lít rượu, 1 lít nước. Đun kỹ, lọc bỏ bã, lấy nước cho vào bình kín. Mỗi ngày, rửa mặt sạch, xoa vào vết nám nhiều lần như vậy vết nám sẽ mờ dần, tự mất đi.
Mời bạn xem thêm video:
Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi