Bị cúm, uống thuốc kháng sinh có khỏi không?

30-12-2022 17:06 | Y học 360
google news

Khi mắc cúm, người bệnh thường mong muốn khỏi bệnh một cách nhanh chóng. Do đó, không ít người lựa chọn sử dụng kháng sinh để sớm thoát khỏi tình trạng phiền toái này. Vậy việc sử dụng kháng sinh có tác dụng gì với bệnh cúm không, khi nào thì cần uống?

Bị cúm, uống kháng sinh ngay là sai lầm

Cúm là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, phải nhập viện điều trị, thậm chí có nguy cơ tử vong. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra nhất với các đối tượng là người có sức đề kháng kém, người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người có bệnh nền kèm theo.

Triệu chứng điển hình của cúm ở những ngày đầu thường là ho, đau rát họng kèm hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, gai người, ớn lạnh, đau đầu và nhức mỏi toàn thân. Tiến triển thêm, người bệnh có thể ho có đờm. Lúc này, nhiều người đã sử dụng kháng sinh luôn, thậm chí một số dược sĩ tiên lượng bệnh chưa đúng cũng kê luôn kháng sinh cho người bệnh, kèm thuốc điều trị triệu chứng khác.

Bị cúm, uống thuốc kháng sinh có khỏi không? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đây được xem là một sai lầm rất lớn, không những không giúp điều trị khỏi bệnh mà còn có thể gây hại cho cơ thể. Theo các nghiên cứu y khoa, kháng sinh chỉ điều trị được những nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, trong khi đó cúm lại là một bệnh do nhiễm virus influenza và hiển nhiên kháng sinh không hề có tác dụng đối với cúm.

Như vậy, không thể điều trị cúm bằng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định không những không mang lại lợi ích nào mà còn gây ra nhiều hậu quả, mà nghiêm trọng nhất chính là tình trạng kháng kháng sinh.

Thông thường, bệnh cúm có thể sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày hoặc ít hơn tùy vào sức đề kháng của mỗi người. Khi sức đề kháng không tốt thì cúm sẽ lâu khỏi hơn, đồng thời rất dễ bị bội nhiễm đường hô hấp gây ho sâu, ho có đờm đặc vàng, ho kéo dài, mệt mỏi, thậm chí dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi. Thậm chí nhiều trường hợp còn chuyển sang viêm tai, mũi, họng mạn tính.

Tuy nhiên hiện nay cúm vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vậy nên, người bệnh cần phải điều trị chữa triệu chứng kết hợp với tăng cường sức đề kháng thật tốt, ức chế sự phát triển của virus cúm.

Lưu ý, nếu sau 7 ngày mà bệnh tình không giảm, bị ho kèm đờm đặc màu vàng, ho sâu, ho kéo dài, có thể kèm khó thở, tức ngực và sốt thì lúc này người bệnh mới cần dùng thêm kháng sinh do đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Lưu ý, cần dùng đúng và đủ liều kháng sinh (ít nhất trong 5-7 ngày) theo đơn và sự theo dõi của thầy thuốc.

Cách trị cúm hiệu quả, giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng

Theo các chuyên gia, để cúm nhanh khỏi, tránh biến chứng chuyển nặng, bị kéo dài và giảm số lần mắc cúm, người bệnh lưu ý cần phải kết hợp điều trị triệu chứng và tăng cường đề kháng cho cơ thể, ức chế virus gây bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là phải tăng cường sức đề kháng đúng mới giúp nhanh khỏi sau vài ngày, bệnh nhẹ nhàng và không phải uống kháng sinh, cũng tránh làm phiền bác sĩ.

Với điều trị triệu chứng, thường thì người bệnh xuất hiện triệu chứng gì sẽ dùng thuốc điều trị tương ứng với triệu chứng ấy. Như sốt cao thì dùng thuốc hạ sốt, bị ho, đờm, sổ mũi, ngạt mũi thì dùng các loại xịt mũi, xịt họng,... kết hợp vệ sinh mũi họng hàng ngày. Thảo dược xịt mũi Vinh Gia cũng là một lựa chọn nhờ tính an toàn, hiệu quả cao.

Với việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, những biện pháp như chế độ dinh dưỡng, tiêm vaccine được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên trong giai đoạn có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc đang mắc bệnh thì người bệnh có thể bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng nhanh, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản.

Đặc biệt nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng từ thảo dược để vừa hiệu quả, mà an toàn cho sức khỏe, phải được nghiên cứu bài bản và chứng minh tác dụng, như sản phẩm Vinhgia Devir.

Bị cúm, uống thuốc kháng sinh có khỏi không? - Ảnh 2.

Vinhgia Devir được kết hợp từ các loại thảo dược quý như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Sài Hồ, Hoàng Cầm,... đã được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ phòng và chữa bệnh do virus, vi khuẩn từ xa xưa (cúm, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, chân tay miệng,...)

Đặc biệt, Vinhgia Devir có tác dụng hỗ trợ tăng cường đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ nhiễm cúm thông thường và các bệnh lý do virus, vi khuẩn gây ra… Hay thậm chí khi mắc bệnh thì các triệu chứng nhẹ hơn (đặc biệt là sốt, ho, đờm), giúp bệnh nhanh khỏi và tránh phải nhập viện, giảm thời gian và số lượng thuốc phải sử dụng.

Ngoài ra, sử dụng Vinhgia Devir khi có nguy cơ mắc cúm cũng là giải pháp giúp hỗ trợ dự phòng cúm và giảm số lần mắc cúm. Độ an toàn, hiệu quả đã được nghiên cứu, chứng minh. Tìm hiểu thêm sản phẩm Vinhgia Devir tại ĐÂY.

Liên hệ tổng đài miễn cước 1800.55.88.89 (miễn cước) - hotline 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.

Bị cúm, uống thuốc kháng sinh có khỏi không? - Ảnh 3.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


PV
Ý kiến của bạn